Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Long An
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 346.39 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện tại tỉnh Long An là đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng và kiểm định mô hình những nhân tố có ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện nghiên cứu tại tỉnh Long An. Tác giả dựa trên lý thuyết hành vi cùng với những nghiên cứu thực nghiệm để đề xuất cho mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI TỈNH LONG AN Factors affecting the behavioral intention of buying voluntary Social Insurance in Long An province 1 Nguyễn Như Oanh 1 Học viên Cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An pstoanh@gmail.com Tóm tắt — Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện tại tỉnh Long An là đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng và kiểm định mô hình những nhân tố có ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện nghiên cứu tại tỉnh Long An. Tác giả dựa trên lý thuyết hành vi cùng với những nghiên cứu thực nghiệm để đề xuất cho mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập. Kết quả kiểm định mô hình có ba nhân tố có tác động tới ý định hành vi đó là: Truyền thông; thái độ và ảnh hưởng xã hội. Tác giả sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng với các công cụ như kỹ thảo luận nhóm, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy, T- Test, Anova. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả đưa ra hàm ý quản trị cho nghiên cứu. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số điểm hạn chế của nghiên cứu. Abstract — The topic 'Factors affecting the behavioral intention of buying voluntary social insurance in Long An province' is the study to build and verify a model of factors affecting the behavioral intention of buying voluntary social insurance in Long An province. The author bases on behavioral theory with empirical studies to propose a research model of 6 independent variables. The results have 3 factors that influence the intention of behavior: media, attitude and social influence. The author uses a mixture of qualitative and quantitative methods with tools such as group discussion skill, reliability analysis Cronbach’s Alpha, EFA, regression, T-Test, Anova. From the results of this study, the author gives administrative implications for the study. In addition, the author also mentions some limitations of the study. Từ khóa — Bảo hiểm Xã hội tự nguyện. ý định hành vi, voluntary social insurance, behavioral intention. 1. Đặt vấn đề Bảo hiểm Xã hội tự nguyện (BHXHTN) là một trong các chính sách mới của Đảng và Nhà nước, là một chính sách an sinh xã hội (ASXH) hết sức có ý nghĩa của Nhà nước nhằm trợ giúp người lao động ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động được thực hiện từ ngày 01-01-2008 theo quy định của Luật BHXH năm 2006. Luật BHXH số 58/2014/QH13 (có hiệu lực từ ngày 01-01-2016) thay thế Luật BHXH năm 2006 quy định về chính sách Bảo hiểm Xã hội bắt buộc (BHXHBB) và BHXHTN, đã thể chế và hoàn thiện các quy định về chính sách BHXH theo hướng mở rộng và nâng cao quyền lợi tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách cho đông đảo người lao động vì mục tiêu ASXH. BHXHTN giúp những đối tượng chưa tham gia BHXH có cơ hội tham gia bao gồm người lao động tự do, các tiểu thương, người giúp việc gia đình... khi tham gia BHXHTN thì về già sẽ có khoản lương hưu hằng tháng và thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) chăm sóc khi ốm đau. Số liệu thống kê báo cáo cuối năm 2018 của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Long An, đối tượng tham gia và số tiền thu hàng năm đối với BHXHTN năm sau đều tăng cao hơn năm trước từ 10 - 50%. Đến cuối tháng 12-2018, toàn tỉnh có 2.747 người tham gia BHXHTN, tăng 273,23% so với năm 2017. Điều đáng nói là hầu hết đối tượng tham gia BHXHTN đều là những người lao động đã từng tham gia BHXHBB, chưa đủ tuổi nhận lương hưu nên họ tham gia tiếp BHXHTN để đủ điều kiện hưởng lương hưu, còn lại số lao động tự do, người nông dân tham gia mới rất ít, hằng năm phát triển khá chậm. Do vậy để đẩy mạnh số người tham gia BHXHTN thì cơ quan bảo hiểm cần hiểu thấu đáo tại sao họ quyết định mua BHXHTN và những lý do gì thúc đẩy họ ra quyết định này. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội 20 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 tự nguyện tại tỉnh Long An” để tìm hiểu nguyên nhân, phân tích, đánh giá tình hình triển khai BHXHTN để khắc phục những điểm còn yếu, phát huy những yếu tố có lợi, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình, thu hút được người lao động tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và trên cả nước nói chung để góp phần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nước ta. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Là những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia BHXHTN tại tỉnh Long An. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Các khái niệm về Bảo hiểm Xã hội: Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, qua đời; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”. BHXHTN là một chính sách của BHXH, do đó về cơ bản nó có những đặc điểm của BHXH nói chung. Việc tham gia hay không tham gia là hoàn toàn tự nguyện. Người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. So với BHXHBB, cơ chế hoạt động của BHXHTN linh hoạt hơn. 2.2.2. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng: Nghiên cứu tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ vừa có tính học thuật v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI TỈNH LONG AN Factors affecting the behavioral intention of buying voluntary Social Insurance in Long An province 1 Nguyễn Như Oanh 1 Học viên Cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An pstoanh@gmail.com Tóm tắt — Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện tại tỉnh Long An là đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng và kiểm định mô hình những nhân tố có ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện nghiên cứu tại tỉnh Long An. Tác giả dựa trên lý thuyết hành vi cùng với những nghiên cứu thực nghiệm để đề xuất cho mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập. Kết quả kiểm định mô hình có ba nhân tố có tác động tới ý định hành vi đó là: Truyền thông; thái độ và ảnh hưởng xã hội. Tác giả sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng với các công cụ như kỹ thảo luận nhóm, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy, T- Test, Anova. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả đưa ra hàm ý quản trị cho nghiên cứu. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số điểm hạn chế của nghiên cứu. Abstract — The topic 'Factors affecting the behavioral intention of buying voluntary social insurance in Long An province' is the study to build and verify a model of factors affecting the behavioral intention of buying voluntary social insurance in Long An province. The author bases on behavioral theory with empirical studies to propose a research model of 6 independent variables. The results have 3 factors that influence the intention of behavior: media, attitude and social influence. The author uses a mixture of qualitative and quantitative methods with tools such as group discussion skill, reliability analysis Cronbach’s Alpha, EFA, regression, T-Test, Anova. From the results of this study, the author gives administrative implications for the study. In addition, the author also mentions some limitations of the study. Từ khóa — Bảo hiểm Xã hội tự nguyện. ý định hành vi, voluntary social insurance, behavioral intention. 1. Đặt vấn đề Bảo hiểm Xã hội tự nguyện (BHXHTN) là một trong các chính sách mới của Đảng và Nhà nước, là một chính sách an sinh xã hội (ASXH) hết sức có ý nghĩa của Nhà nước nhằm trợ giúp người lao động ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động được thực hiện từ ngày 01-01-2008 theo quy định của Luật BHXH năm 2006. Luật BHXH số 58/2014/QH13 (có hiệu lực từ ngày 01-01-2016) thay thế Luật BHXH năm 2006 quy định về chính sách Bảo hiểm Xã hội bắt buộc (BHXHBB) và BHXHTN, đã thể chế và hoàn thiện các quy định về chính sách BHXH theo hướng mở rộng và nâng cao quyền lợi tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách cho đông đảo người lao động vì mục tiêu ASXH. BHXHTN giúp những đối tượng chưa tham gia BHXH có cơ hội tham gia bao gồm người lao động tự do, các tiểu thương, người giúp việc gia đình... khi tham gia BHXHTN thì về già sẽ có khoản lương hưu hằng tháng và thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) chăm sóc khi ốm đau. Số liệu thống kê báo cáo cuối năm 2018 của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Long An, đối tượng tham gia và số tiền thu hàng năm đối với BHXHTN năm sau đều tăng cao hơn năm trước từ 10 - 50%. Đến cuối tháng 12-2018, toàn tỉnh có 2.747 người tham gia BHXHTN, tăng 273,23% so với năm 2017. Điều đáng nói là hầu hết đối tượng tham gia BHXHTN đều là những người lao động đã từng tham gia BHXHBB, chưa đủ tuổi nhận lương hưu nên họ tham gia tiếp BHXHTN để đủ điều kiện hưởng lương hưu, còn lại số lao động tự do, người nông dân tham gia mới rất ít, hằng năm phát triển khá chậm. Do vậy để đẩy mạnh số người tham gia BHXHTN thì cơ quan bảo hiểm cần hiểu thấu đáo tại sao họ quyết định mua BHXHTN và những lý do gì thúc đẩy họ ra quyết định này. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội 20 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 tự nguyện tại tỉnh Long An” để tìm hiểu nguyên nhân, phân tích, đánh giá tình hình triển khai BHXHTN để khắc phục những điểm còn yếu, phát huy những yếu tố có lợi, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình, thu hút được người lao động tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và trên cả nước nói chung để góp phần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nước ta. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Là những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia BHXHTN tại tỉnh Long An. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Các khái niệm về Bảo hiểm Xã hội: Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, qua đời; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”. BHXHTN là một chính sách của BHXH, do đó về cơ bản nó có những đặc điểm của BHXH nói chung. Việc tham gia hay không tham gia là hoàn toàn tự nguyện. Người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. So với BHXHBB, cơ chế hoạt động của BHXHTN linh hoạt hơn. 2.2.2. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng: Nghiên cứu tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ vừa có tính học thuật v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện Chính sách an sinh xã hội Hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội Luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện Lý thuyết về hành vi người tiêu dùngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 7
107 trang 515 0 0 -
4 trang 174 0 0
-
19 trang 157 0 0
-
Quan điểm của Minh Mạng về an sinh xã hội và việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 trang 114 0 0 -
9 trang 85 0 0
-
29 trang 48 0 0
-
Nhà nước phúc lợi Hoa Kỳ: Lịch sử và phát triển
8 trang 41 0 0 -
Hướng dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
14 trang 41 0 0 -
Mẫu Đơn đề nghị cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội
2 trang 39 0 0 -
Những biến đổi gia đình Việt Nam trong quá trình phát triển: Phần 2
320 trang 39 0 0