Danh mục

Những nhân tố đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.18 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia là một trong những cuộc cách mạng nổ ra sớm nhất ở Đông Nam Á sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Cuộc cách mạng mở đầu bằng bản Tuyên ngôn độc lập của nước Cộng hòa Indonesia đã được soạn thảo và công bố vào ngày 17 tháng 8 năm 1945.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở IndonesiaJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 113-120This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0016NHỮNG NHÂN TỐ ĐƯA ĐẾN THẮNG LỢICỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở INDONESIAPhạm Thị Huyền TrangKhoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Tân TràoTóm tắt. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia là một trong những cuộc cách mạngnổ ra sớm nhất ở Đông Nam Á sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Cuộc cách mạngmở đầu bằng bản Tuyên ngôn độc lập của nước Cộng hòa Indonesia đã được soạn thảo vàcông bố vào ngày 17 tháng 8 năm 1945. Sau đó, nhân dân Indonesia đã đứng lên đấu tranhgiành chính quyền từ tay phát xít Nhật một cách rất nhanh chóng. Ngay ngày hôm sau, một“Ủy ban trù bị độc lập” đã họp và đến ngày 4 tháng 9 năm 1945, chính phủ quốc gia mớiđã được thành lập, đứng đầu là Tổng thống Sukarno. Thắng lợi đó không phải là một sự“ăn may”, mà đó là sự hòa hợp của các nhân tố bên trong và bên ngoài, là sự trưởng thànhcủa phong trào dân tộc chủ nghĩa và những điều kiện quốc tế thuận lợi.Từ khóa: Cách mạng tháng Tám, Indonesia.1.Mở đầuVào những năm cuối của Chiến tranh thế giới thứ II, phe phát xít đang bị thua đau trên khắpcác chiến trường, từ Âu sang Á. Phát xít Nhật cũng bị quân Đồng minh giáng cho những đòn chí tử,buộc phải đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào giữa tháng Tám năm 1945. Đây chính là thờicơ ngàn năm có một cho nhân dân các nước Đông Nam Á nói chung và nhân dân Indonesia nóiriêng đứng lên giành độc lập. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trước cửa ngôi nhà số 56, phố PegansanTimua, nơi Sukarno đã sống, bản Tuyên ngôn độc lập đã được đọc lên một cách ngắn gọn và súctích: “Chúng tôi, dân tộc Indonesia chính thức tuyên bố nền độc lập của Indonesia, những vấn đềliên quan đến việc chuyển giao chính quyền và những vấn đề khác sẽ được giải quyết theo cáchthức chu đáo nhất trong một thời hạn ngắn nhất. Thay mặt cho dân tộc Indonesia: Sukarno, Hatta”[4; 172]. Khi lá cờ Tổ quốc được kéo lên, Indnonesia đã trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố độclập ở Đông Nam Á.Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về sự kiện này. Trong cuốn Indonesia đấu tranh vìđộc lập tự do 1942-1950 của Nguyễn Văn Hồng, xuất bản năm 1991, tác giả đánh giá cách mạngtháng Tám năm 1945 ở Indonesia là một cuộc “chuyển giao chính quyền chứ không phải là lậtđổ, xóa đi thay thế một chính quyền mới” [6; 77]. Hay Anthony J.S.Reid, trong cuốn IndonesianNational Revolution 1945 – 1950, xuất bản năm 1974, cũng cho rằng cách mạng tháng Tám năm1945 ở Indonesia là một sự ăn may, “vì phần lớn là do dự”, không có sự chuẩn bị gì cho cách mạng.Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày sửa bài: 20/12/2017. Ngày nhận đăng: 20/1/2018.Liên hệ: Phạm Thị Huyền Trang, e-mail: trangsp1987@gmail.com.113Phạm Thị Huyền Trang“Nếu không có sự can đảm của pemuda trong việc đối đầu với quân đội phương Tây và xua tanđi bóng ma bất chính, thì các nhà ngoại giao của nước Cộng hòa sẽ phải khóc vì bị bỏ rơi trongvùng hoang dã” [1; 170].Trong Genesis of power, General Sudirman and the Indonesia militaryin politics 1945-1946, Salim Said cũng gọi cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự thành lậpchính phủ ở Indonesia là “chính phủ bất đắc dĩ” [10; 10]. . . Ngoài ra, trong các tác phẩm của cảhọc giả người Việt Nam và học giả người nước ngoài, đều có đề cập đến cuộc cách mạng thángTám năm 1945 ở Indnonesia trên bình diện khái quát, chưa đi sâu vào đánh giá, phân tích.Trong bài viết này, tác giả không nhằm mục đích nghiên cứu khái quát về cuộc cách mạngtháng Tám năm 1945 ở Indonesia, hay phân tích những quan điểm của các nhà nghiên cứu khác vềbản chất của cuộc cách mạng này, mà tập trung đi sâu làm rõ những nhân tố đưa đến thắng lợi củacuộc cách mạng trên góc nhìn của một nhà nghiên cứu Việt Nam.2.Nội dung nghiên cứuNếu xét về các nhân tố khách quan và chủ quan, cũng như vai trò của các nhân tố đó đối vớicuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia, chúng ta sẽ thấy rõ đó là kết quả của cả mộtquá trình đấu tranh anh dũng và bền bỉ của nhân dân Indonesia chống ách thực dân và phát xít suốthơn 350 năm.2.1.Tác động của tình hình thế giới và khu vực trong những năm 1942-1945Trong những năm 1942-1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai bước vào giai đoạn khốcliệt nhất. Ở cả mặt trận Châu Âu và mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương, cả phe Phát xít và pheĐồng minh đều có những trận đánh lớn, có tính bước ngoặt đối với mỗi bên. Sự chuyển biến maulẹ của cuộc chiến cũng như sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa hai phe này, là nhântố đưa đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó cóIndonesia.Sau khi đánh Trân Châu cảng, Nhật tự do chinh phục Đông Nam Á và tiến vào khu vực nàyvới tốc độ nhanh chóng. Chỉ từ tháng 12 năm 1941 đến tháng 5 năm 1942, trong vòng nửa năm,Nhật Bản đã chiếm gần như toàn bộ Đông Nam Á, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: