K.Lewin người Đức, sau sống và làm việc tại Mỹ, trên cơ sở quan sát mối quan hệ của người cán bộ quản lý với người dưới quyền trong việc phân công và quản lý sản xuất đã đi đến phân loại các phong cách lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh. Ông đưa ra ba loại phong cách lãnh đạo: độc đoán, dân chủ, tự do. Người lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền là người ra lệnh và chờ đợi sự phục tụng, là người quyết đoán và tích cực là người lãnh đạo bằng khả năng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY TRONG MỖI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY TRONG MỖI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Ti ểu s ử K.Lewin:
K.Lewin sinh 9-09-1987 mất 12-2-1947
K.Lewin người Đức, sau sống và làm việc tại Mỹ, trên cơ sở quan sát mối quan hệ
của người cán bộ quản lý với người dưới quyền trong việc phân công và quản lý sản
xuất đã đi đến phân loại các phong cách lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh. Ông đưa
ra ba loại phong cách lãnh đạo: độc đoán, dân chủ, tự do. Người lãnh đạo độc đoán,
chuyên quyền là người ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, là người quyết đoán và tích
cực, là người lãnh đạo bằng khả năng và khước từ hoặc đồng ý về phần thưởng hay
hình phạt. Người lãnh đạo dân chủ hay lãnh đạo có sự tham gia, thường tham khảo ý
kiến cấp dưới về các hành động và quyết định được đề xuất và khuyến khích sự tham
gia của người dưới quyền. Loại người lãnh đạo này không hành động nếu không có
sự đồng ý của cấp dưới, họ tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi hành động.
Kiểu người lãnh đạo thứ ba sử dụng rất ít nếu có, quyền lực của họ, dành cho cấp
dưới mức độ độc lập cao, hay “ thả cương” trong các hoạt động điều hành. Những
người lãnh đạo như vậy thường phụ thuộc vào cấp dưới để đề ra mục tiêu, họ
thường xem vai trò của mình là người giúp đỡ.
Phong cách lãnh đạo trực tiếp rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả
những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà quản lý là người chỉ
huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách quản lý này
cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc
thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà quản lý theo phong cách
này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân
viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ.
Văn hóa quản lý lâu nay vẫn được xem là cấu thành bởi rất nhiều phong cách lãnh đạo
khác nhau, bao gồm: quyết đoán, độc đoán chuyên quyền, tổng thể, thủ lĩnh, đối tác,
điều khiển, trực tiếp, ủy thác, tự do, ủng hộ, định hướng, nhóm… Song trên thực tế,
theo các nhà nghiên cứu chỉ có ba phong cách lãnh đạo cơ bản là: lãnh đạo trực tiếp;
lãnh đạo dựa trên nền tảng của sự trao đổi, thảo luận và lãnh đạo ủy thác. Ba phong
cách này theo tiếng Anh đều bắt đầu bằng chữ cái D (Directing; Discussing;
Delegating) nên còn được gọi là “Phong cách lãnh đạo 3-Ds” (The 3-Ds of Management
Style).
Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, song
chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh; cách thiết
lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả.
Đặc điểm cơ bản chung
1. Phong cách lãnh đạo trực tiếp
Những nhà quản lý theo phong cách này thường nói với nhân viên rằng họ phải làm
gì, làm như thế nào và khi nào thì phải hoàn thành. Họ phân công vai trò và gắn trách
nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết quả mà họ mong muốn
đạt được.
- Cách thức giao tiếp với nhân viên: Nhà quản lý nói, nhân viên lắng nghe và sau đó
phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà quản lý có phong cách này
thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy, nhân viên biết chính xác họ phải làm gì.
Cách giao tiếp của nhà quản lý là rõ ràng, ngắn gọn và xúc tích, những gì màu mè và
kiểu cách không hợp với họ. Khi muốn nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, họ
thường chỉ đặt một câu hỏi: anh đã hiểu cần phải làm gì chưa? - Thiết lập mục tiêu:
Nhà quản lý sẽ thường thiết lập các mục tiêu ngắn hạn với nhân viên, ví dụ: “Mục
tiêu của anh trong tháng này là phải bán được 15 chiếc xe ô-tô”. Khi mục tiêu đã được
xác định rõ ràng và thời gian cũng được ấn định, thì người nhân viên biết rõ nhà quản
lý mong chờ ở anh ta điều gì. Các mục tiêu và thời hạn thường là động lực thúc đẩy
con người.
- Cách thức ra quyết định: “Tôi muốn anh dừng ngay những việc đang làm và giúp Sue
chuẩn bị một phòng họp dành cho hội thảo”. Nhà quản lý thường quyết định phần lớn
nếu không muốn nói là tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Khi nảy sinh vấn đề cần giải
quyết, nhà lãnh đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn
nhân viên những hành động họ cần phải thực hiện.
- Kiểm soát sự thực hiện và cung cấp thông tin phản hồi: Những nhà quản lý thường
thiết lập các khâu kiểm soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công việc.
Cách đưa mệnh lệnh của họ thường là: “Hãy quay trở lại gặp tôi vào lúc 11h trưa và
báo cáo tóm tắt những công việc mà anh đã làm xong”. Các nhà lãnh đạo này thường
xuyên cung cấp thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể về cách làm thế nào để cải
tiến công việc tốt hơn.
- Sự khen thưởng và ghi nhận công việc: Điều gì khiến cho nhà lãnh đạo theo phong
cách trực tiếp cảm thấy hạnh phúc? Đó là khi nhân viên dưới quyền làm đúng theo sự
hướng dẫn của họ. “Công việc rất tuyệt vời, anh đã làm chính xác những gì mà tôi đã
nói với anh”. Đó là câu nói thể hiện thái độ hài lòng của họ đối với nhân viên.
Phong cách lãnh đạo trực tiếp rất thích ...