Danh mục

Những nông dân thời đại mới

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.44 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nông dân bây giờ không quá chăm bẳm vào cây lúa hay chỉ tin tưởng ở con tôm, mà luôn năng động áp dụng những cái mới, tiến bộ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cũng nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đang giảm dần, đời sống bà con nông dân vùng sâu được cải thiện và vươn lên rõ nét.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nông dân thời đại mới Những nông dân thời đại mớiNguồn: diendan.camau.gov.vnNông dân bây giờ không quá chăm bẳm vào cây lúa hay chỉ tin tưởng ở con tôm,mà luôn năng động áp dụng những cái mới, tiến bộ vào sản xuất, mang lại hiệuquả kinh tế cao. Cũng nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đang giảm dần, đời sống bà con nôngdân vùng sâu được cải thiện và vươn lên rõ nét.“Bà đỡ” của cá bống tượngÔng Trần Văn Đẹp, ngụ ấp Lộ Xe, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, là một trongnhững người đầu tiên trong xã Phú Hưng nhân giống cá bống tượng thành công.Thu nhập từ việc bán cá giống và cá thịt đã giúp gia đình ông trả dần nợ ngân hàng(vay khi bước đầu chuyển dịch cơ cấu, nuôi tôm thua lỗ).Không chỉ tự thoát nghèo, mà hiện nay ông Đẹp còn bán cá giống cho bà con lánggiềng theo hình thức trả sau (mua cá giống về nuôi đến thu hoạch mới trả tiền),giúp cho những hộ khó khăn giảm bớt nỗi lo về chi phí đầu tư ban đầu.Trước đây, cũng như bà con nông dân ở xã, gia đình ông Đẹp trồng lúa và cày đấtmướn. Khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông chuyển sang nuôi tôm công nghiệpvà bị thua lỗ nặng.Năm 2003, ông Đẹp đến TP Cần Thơ mua cá giống mang về thực nghiệm mô hìnhnuôi cá nước lợ, nhưng thiếu kinh nghiệm, cá lạ nước lạ cái và chết hàng loạt,thế là lại vướng nợ!Không chịu đầu hàng, ông Đẹp cải tạo ao đầm thả nuôi cá bống tượng. Để tiếtkiệm chi phí, ông mày mò nghiên cứu cách nhân giống cá. Ông lấy trứng cá sinhsản trong ao rồi đem ấp ở một hồ nhỏ (sâu khoảng 5 tấc, ngang 2 m, dài 3 m, bêntrong lót cao su), bảo dưỡng và cho cá con ăn thức ăn riêng biệt, khi cá đến độ tuổithì thả ra ao lớn nuôi thiên nhiên.Với cách làm này, ông Đẹp không những đáp ứng nguồn cá giống cho gia đìnhnuôi mà còn bán lại để thu lợi. Năm 2007 đến nay, mỗi năm ông Đẹp bán đượckhoảng 40.000 con cá giống, thu số tiền lãi tương đương 40 triệu đồng.Ông chủ “trang trại” nhỏCựu chiến binh Nguyễn Văn Minh, ngụ khóm 2, thị trấn Đầm Dơi, huyện ĐầmDơi, cũng không hổ danh người lính cụ Hồ trong thời bình.Năm 1981, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, con đông (6 người), một mình vợông không thể quán xuyến nổi mà lương Nhà nước thì không đủ chi tiêu, vì vậyông Minh quyết định xin thôi việc trở về quê bắt đầu cuộc sống của một nhà nông.Trước tiên ông cải tạo phần đất 1,3 ha của phụ ấm bên vợ làm ruộng và trồng hoamàu, nuôi cá đồng… Cuộc sống tuy không khá giả nhưng không đến nỗi túngthiếu.Khi có chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông Minh nuôi tôm chỉ trúng đượcvài vụ đầu, sau đó thì tôm chết thường xuyên. Suy đi nghĩ lại, nếu chỉ độc canhcon tôm thì không thể khá lên được, thế là ông bắt đầu thực hiện mô hình đa cây,đa con: dưới nước ông nuôi tôm, cua, cá chẽm, ba ba, cá sấu; trên bờ ông nuôi dê,trồng cây ăn trái như: xoài, sa pô, mãng cầu… Kinh tế gia đình ông dần dần khálên, tổng thu nhập hằng năm của gia đình ông hơn 160 triệu đồng.Ông Minh cho biết: Gia đình có ít đất, nhưng lại tham nuôi trồng nhiều thứ nêntôi tận dụng tối đa diện tích có được. Xen lẫn trong vườn cây ăn trái tôi đào aonuôi ếch, phía sau nhà tôi rào lưới mành để nuôi vịt, gà lôi… Xung quanh bờ liếptôi trồng cây lúa mì lấy hạt cho vịt ăn, nuôi dê thả lan cho chúng ăn cỏ hoang, vừatạo thêm thu nhập mà mình cũng đỡ tốn công dọn cỏ.Trải nghiệm qua nhiều năm bám đất, bám đồng và được mở rộng tầm nhìn quanhững chuyến tham quan ở nhiều nơi, ông Minh đã tự trau dồi kiến thức và pháttriển mô hình nuôi trồng kết hợp của gia đình mình ngày càng khá hơn. Ông Minhlà một trong những nông dân ở huyện Đầm Dơi được điển hình là người có ít đất,nhưng sản xuất hiệu quả. Những năm qua ông đã được Hội Nông dân tỉnh, huyệntặng nhiều bằng khen, giấy khen.Tuổi trẻ năng độngAnh Lưu Trọng Khang, ngụ ấp Bùng Binh 1, xã Hòa Tân, TP Cà Mau, là mộttrong những thanh niên điển hình của xã về ý chí phấn đấu, tự thân lập nghiệp. 12năm bươn chải vật lộn với khó khăn, bây giờ ở tuổi 36, tuy chưa phải là giàu cónhưng anh Khang đã tạo dựng được một cơ ngơi ổn định, cuộc sống no đủ.Năm 1996 (22 tuổi), anh Khang cưới vợ và được cha ruột cho phần đất khoảng 10công, vợ chồng anh bắt đầu cuộc sống tự lập. Lúc ấy, anh trồng lúa kết hợp vớinuôi cá đồng.Khi vùng đất này được Nhà nước cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất, anh chuyểnsang nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, nhưng thời gian đầu, tôm không hiệu quả màlúa cũng chẳng trúng mùa, cuộc sống gia đình vốn khó khăn lại càng vất vả hơn vìnợ nần.Nhiều đêm trằn trọc suy tính, anh Khang bắt đầu cải tạo ao đầm, thử nghiệm môhình đa cây, đa con. Anh nghe ngóng nơi nào có mô hình hay là quyết lòng tìmđến học hỏi hoặc xem báo, nghe đài để nắm thông tin. Rồi anh quyết định vay tiềnngân hàng đầu tư nuôi tôm, cá chình, cá bống tượng, cua kết hợp với trồng cây ăntrái (chủ yếu là xoài cát Hòa Lộc).Với cách làm chậm mà chắc, anh Khang liên tục trúng mùa, trả hết nợ nần vàmua thêm đất để nhân rộng mô hình sản xuất. Năm 2007, vườn xoài của anh chothu hoạch hơn 5 tấn trái. Hiện tại cá chình, cá bống tượng cũng đang phát triển tốtvà chuẩn bị vào mùa thu hoạch.Anh Khang tâm sự: Qua mỗi lần thất bại mình lại học được thêm một kinhnghiệm. Đến hôm nay thì anh đã tự hào rằng mình đã thành công với mô hình sảnxuất đa cây, đa con trên thửa ruộng của chính mình.Với bản chất cần cù, chịu thương chịu khó của người nông dân Nam Bộ, cộngthêm ý chí tự lực tự cường, tinh thần ham học hỏi và sự năng động, nhanh nhạytiếp thu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ông Trần Văn Đẹp, NguyễnVăn Minh hay anh Lưu Trọng Khang không chỉ làm giàu cho gia đình mình, màcòn góp phần xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là những nôngdân thời đại mới. ...

Tài liệu được xem nhiều: