Căn phòng nằm trên tầng cao nhất một chung cư mới xây ở Vũng Tàu, nên dẫu xa bờ vẫn có thể nhìn thấy biển, nhưng lúc này biển chẳng có gì để nhìn vì trời đang mưa. Trong phòng có ba người. Nửa nằm nửa ngồi trên chiếc đi-văng là một ông già gầy khô, tóc trắng, hai bàn tay nhăn nheo đặt lên đầu gối, với những chiếc ngón dài như ngón tay Chúa trong tranh của El Greco.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nốt nhạc đen trắng Những nốt nhạc đen trắngCăn phòng nằm trên tầng cao nhất một chung cư mới xây ở Vũng Tàu, nên dẫu xabờ vẫn có thể nhìn thấy biển, nhưng lúc này biển chẳng có gì để nhìn vì trời đangmưa.Trong phòng có ba người. Nửa nằm nửa ngồi trên chiếc đi-văng là một ông già gầykhô, tóc trắng, hai bàn tay nhăn nheo đặt lên đầu gối, với những chiếc ngón dàinhư ngón tay Chúa trong tranh của El Greco. Ông ngồi như thế đã lâu, hoàn toànbất động. Đôi mắt cũng bất động nhưng không nhắm. Có vẻ ông đang ngủ thiếp.Nhiều người già vẫn hay ngủ thiếp cách ấy.Hai người kia là anh con chưa đến bốn mươi, béo mập và mút hai đầu như chiếcbánh mì căng phồng, tóc húi cua lởm chởm, và đứa con gái mười tuổi dài ngoẵngnhư nhiều đứa khác ở cái tuổi ấy. Nó đang học đàn với bố. Những ngón tay nhỏ vàngắn lóng ngóng lướt trên phím đàn piano. Thỉnh thoáng gặp chỗ khó, nó ngừngđàn ngước nhìn bố vẻ xin lỗi. Anh kia nói điều gì đấy rồi ngồi yên chờ con chơitiếp. Khác với vẻ ngoài đồ sộ, thậm chí hơi dữ dằn, anh ta có giọng nói nhỏ nhẹ.Cả cách nói cũng nhỏ nhẹ.Cách đây nửa tháng, đang đêm, ông bố gọi điện từ Hà Nội vào:- Lúc nãy con thổi bài Hành khúc của Verdi à?Anh con giật mình:- Vâng, làm sao bố biết ạ?Ông bố không đáp, mãi lúc sau mới nói:- Nó làm bố nhức đau nhói trong ngực.Đó là bản Hành khúc thắng lợi Ai Cập trong vở ôpera Aida nổi tiếng của Verdi.Anh vốn là nhạc công của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, chơi kèn trompette. Cũngở dàn nhạc này, trước bố anh chơi đàn violon bè một, sau mắc chứng suy tim nênthôi.Nghe bố nói thế anh thấy lo. Ông là người rất nhạy cảm, anh biết, nhưng ở cáchhàng ngàn cây số mà nghe được con thổi kèn, lại còn đau trong ngực thì quả có cáigì đấy không ổn. Mấy ngày sau, thấy bố lại gọi điện kêu đau đầu khi anh thổi mộtbài nhạc buồn chuyển thể của Chopin, anh lập tức bay ra Hà Nội đưa ông vào ởcùng, dù vẫn như trước, ông thích sống một mình.- Con bé tập piano có làm phiền bố không ạ? - anh hỏi. Từ hôm có bố trong nhà,anh không thổi kèn nữa.- Không - ông đáp - Ngược lại, còn thích.Thế là hôm nay tự ông vào phòng cháu rồi ngồi bất động trên ghế suốt từ nãy đếngiờ.Anh con đang nhẹ nhàng giải thích tính chất một đoạn nhạc khó:- Con chơi đúng nốt, đúng nhịp đấy, nhưng chưa có nhạc. Nhạc là hồn, là tình cảm,con biết rồi mà. Như chỗ này chẳng hạn - anh cúi xuống gí ngón tay quả chuối vàomấy dòng nhạc - Phải dịu dàng hơn, đặc biệt các phím đen. Phím đen không chỉ cómàu sắc mà tình cảm cũng khác phím trắng. Biết nói thế nào được nhỉ?... Nhưngày và đêm vậy, như niềm vui và nỗi buồn...- Con không thích phím đêm - cô bé lí nhí đáp.- Nhưng đó là cuộc sống. Có ngày phải có đêm. Có vui ắt có buồn. Rốt cục bảnnhạc cuộc đời nào cũng chỉ hai nốt đen trắng ấy và chúng đang ở trong tay con.Con phải xử lý chúng cho đúng, phải làm sao để thành dòng chảy, mượt mà vàtương phản. Đằng này con chơi khô khan, các nốt nhạc cứ như va vào nhau rơitung tóe xuống đất. Con không thấy thế à? Nào chơi lại bố nghe.Dẫu chưa lĩnh hội hết những lời triết lý kia của bố, cô bé ngoan ngoãn chơi lại cảbản nhạc, nét mặt căng thẳng như người lớn. Cả lần này nó vẫn chưa kết hợpnhuần nhuyễn được các nốt trắng đen ngày đêm, hạnh phúc và nỗi buồn ấy. Vàchúng vẫn tiếp tục “va vào nhau rơi tung tóe xuống đất” như bố nó nói.Lúc này bên ngoài mưa ngớt tự lúc nào. Thậm chí mặt trời chui khỏi đám mây,chiếu những tia nắng ẩm ướt vào phòng, làm các nốt nhạc đen trắng rơi vãi trongđó bỗng ánh lên rực rỡ.Hai bố con học xong ra khỏi phòng từ lâu, ông già vẫn ngồi yên. Cuối cùng ônggượng dậy, đi về phía chiếc đàn rồi bò lổm ngổm trên sàn gỗ, cố nhặt những nốtnhạc rơi của đứa cháu. Thỉnh thoảng ông giơ một vài nốt lên soi dưới ánh mặt trời. *Tối ấy, khi vào phòng mời ông xuống ăn cơm, người ta thấy ông già đã chết, trênchiếc đi-văng vẫn ngồi. Hôm sau, khi liệm bố vào quan tài, anh con dùng hết sứcmới gỡ được hai bàn tay nắm chặt của ông. Từ đấy hai dòng kim cương đen nhánhchảy ra, lấp lánh như những vì sao giữa sàn nhà sẫm tối.Mãi sau này, khi lên mười bảy tuổi và chuẩn bị đi New York theo học piano tạiNhạc viện Juilliard, cô cháu “không thích phím đêm” của ông tình cờ thấy trongvali một gói lớn những viên kim cương trắng muốt được gói cẩn thận trong tấm vảicũ bằng nỉ người ta thường dùng để phủ lên đàn violon.