Danh mục

Những Nốt Nhạc Xưa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.35 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

X e đò dừng lại đổ thêm xăng khi sắp vào thị trấn. Con đường nhựa ngoằn ngoèo quanh co qua mấy ngọn đồi trước khi đổ dốc vào trung tâm huyện lỵ. Nắng tháng chạp dát vàng trên các ngọn cây, đồi cỏ trong buổi chiều tà. Mấy chiếc xe bục bịch ngược chiều nặng nề leo dốc như muốn ì ra vì mệt. Tôi cũng thấy thân thể mỏi nhừ vì nửa ngày trời ngồi bí rị trên chuyến xe đi từ thành phố về… Thị trấn núi hiền lành hiện ra trước mắt tôi với nhiều đổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Nốt Nhạc Xưa Những Nốt Nhạc XưaX e đò dừng lại đổ thêm xăng khi sắp vào thị trấn. Con đường nhựa ngoằn ngoèo quanhco qua mấy ngọn đồi trước khi đổ dốc vào trung tâm huyện lỵ. Nắng tháng chạp dát vàngtrên các ngọn cây, đồi cỏ trong buổi chiều tà. Mấy chiếc xe bục bịch ngược chiều nặng nềleo dốc như muốn ì ra vì mệt. Tôi cũng thấy thân thể mỏi nhừ vì nửa ngày trời ngồi bí rịtrên chuyến xe đi từ thành phố về…Thị trấn núi hiền lành hiện ra trước mắt tôi với nhiều đổi khác. Bến xe nằm sát ngay chợtrung tâm, chung quanh là các hiệu buôn, tiệm vàng, quầy tạp hóa đông đúc người qualại. Nơi này xưa kia là bãi ruộng khô ăn nước trời một vụ. Rồi nhà cửa hiện ra san sát vàthẳng băng theo các con đường ngang dọc như bàn cờ. Cảnh vật đối với tôi mới mẽ và lạlẫm như thể tôi chưa hề sống tại đây trong một khoảng thời gian dài cách đây đã hơn haimươi lăm năm. Cũng phải thôi! Hai mươi lăm năm, một phần tư thế kỷ chưa hẳn làkhoảng thời gian thật dài so với một đời người nhưng cũng khá đủ cho mọi sự đổi thay,người ta vẫn hay nói “thương hải tang điền” mà… Và nếu không có việc xác nhận hồ sơđể làm thủ tục bảo hiểm chuẩn bị cho việc về hưu sớm thì có lẽ tôi cũng chẳng có dịp nàoquay về chốn cũ...Tôi đi dọc con đường lượn theo chân đồi, nơi cuối đường là ngôi trường trung học nằmnấp sau những tán cây cổ thụ. Con đường này trước đây tôi vẫn thường hay đi lại, bây giờcũng đổi khác. Thảm bê tông nhựa thay thế cho con đường đất đỏ gập ghềnh những ổchuột ngập nước trong mùa mưa và bụi mù những ngày nắng. Tôi dừng lại và ngồi dướigốc cây da to trước cổng trường. Gốc cây như gồ ghề và xù xì hơn nhiều so với trướcđây, trên mình chi chít những dấu vết nghịch phá của lũ học trò. Một khoảng trời xa lắctrong ký ức tôi chợt hiện ra…xxxHọc xong bằng sư phạm năm bảy chín tôi được phân công về dạy tại huyện miền núi này.Cầm quyết định trên tay tôi do dự và băn khoăn mãi. Mẹ tôi nói, thôi bỏ dạy ở lại phốchạy chợ với mẹ. Ba tôi thì trầm ngâm, chẳng nói gì, thỉnh thoảng lại tặc lưỡi và khẽkhàng trách cứ ngành giáo dục quá khắc khe khi phân nhiệm con gái ông về công tácmiền núi, rồi nói tôi muốn sao thì muốn, tùy. Sau một tuần lang thang khắp phố phườnggặm nhấm nỗi cô đơn đến cùng cực, nhìn lũ em nheo nhóc, cộng với cái cám cảnh phố thịnghèo nàn của những năm đầu sau giải phóng, tôi quyết định lên đường. Và thế là tôi đãđến đây, lòng không hề nghĩ rằng mình sẽ gắn bó với vùng đất này suốt năm năm sau đó.Cũng chẳng có gì đáng nói về những ngày tôi dạy học ở ngôi trường này. Vui buồn là quiluật bất biến của đời sống và tôi cũng đã có đủ những niềm vui, nỗi buồn, sự bực tức vàkể cả nhiều cảm tình thú vị. Người ta thường hay có thói quen cứ gắn kết cho kỷ niệmnhững điều vui để xuýt xoa mỗi lần hồi tưởng hay nhớ lại. Tôi cho đó là sự cường điệumàu mè. Tính mày ngang bướng và giống đàn ông. Mẹ tôi vẫn thường hay nói về tôi nhưvậy dù thật ra trong đời tôi đã gặp phải vô khối đàn ông… còn tệ hơn tôi nhiều.Mới đầu tôi chẳng hiểu từ lúc nào và tại sao lũ học trò của tôi gọi anh ta là “chú kinh tếmới”. Anh ta còn khá trẻ và nếu chịu khó nhìn kỷ thì thấy cũng… đẹp trai, dù bộ râu méplởm chởm cùng cái đầu bù xù làm anh ta thêm tối tăm bên cạnh nước da rám đen vì dangnắng. Hỏi ra mới biết cách đó gần mười cây số có một vùng kinh tế mới, nơi tập trungsinh sống của nhiều sĩ quan chế độ VNCH sau khi đã mãn hạn tập trung cải tạo. Ban đầutôi chỉ đứng xa nhìn, thấy anh ta cười cười nói nói gì đó với mấy đứa học trò. Những lúcấy tôi cảm thấy thật khó chịu. Tôi vốn dị ứng với người hay cười. Bởi vì hai lý do. Thứnhất, (không phải tôi là người khó tính nhưng) với tôi nụ cười phải xuất phát từ đáy lòng,và như vậy chỉ cười khi có được niềm vui đích thực chứ không dùng để nịnh nọt hay cầucạnh ai đó. Lý do thứ hai (là quan niệm chủ quan của tôi): người hay cười thường làngười hèn, tất nhiên không tính tới những nụ cười của sự thân thiện chân tình.Công việc của “chú kinh tế mới” cũng đơn giản và hay hay: bơm mực bút bi và bán mộtsố học cụ như compa, thước kẻ, bút máy… Nhưng có lẽ điểm hấp dẫn đối với bọn trẻ làđược khắc tên miễn phí. Một cây thép nhọn đơn giản cày trên mặt bút thoáng chốc bỗnglà Trần Thị X, Nguyễn Văn Y với những đường cong mềm mại và đều tăm tắp. Thoa mộtlượt phấn trắng lên nữa là xong, cây bút, cây thước in rõ tên chủ sở hữu đầy ấn tượng.Trong những dịp lễ tết hay chuẩn bị nghỉ hè thì thay vì những cái tên là những dòng chữlưu niệm, những lời chúc tặng, chia tay… Tôi lại “di ứng” một lần nữa với anh ta bởi tôirất ghét màu mè, “đồng bóng”. Trước giờ tôi vẫn nghĩ hình như những lời chúc tụng hoamỹ có vẻ gì đó không thật. Chẳng hạn như ngày tết chúc nhau an khang, thịnh vượng,phát tài phát lộc trong khi ngày thường chả yêu quí gì nhau, nếu không muốn nói là ghétnhau. Hình như bản chất con người là rất thích nghe những lời lẽ tâng bốc cho vừa lòngmình, dù đôi khi vẫn biết đó là những lời dối trá. Và như vậy thì thật là tệ hai!T ...

Tài liệu được xem nhiều: