NHỮNG QUAN HỆ VỚI THƯỢNG ĐẾ
1. KHÔI PHỤC TÔN GIÁO
Biết bao kẻ cho rằng biết Thượng Đế, được Thượng Đế yêu hay ghét, thành thử bàn đến vấn đề khôi phục tôn giáo thì thế nào tôi cũng bị nhiều người rầy là phạm tội bất kính hoặc chê là muốn đóng vai tiên tri. Những sinh vật là chúng ta này, nhỏ không bằng một phần tỉ của vỏ trái đất mà chính vỏ trái đất cũng không bằng một phần tỉ của vũ trụ, mà lại dám tự nhận rằng biết Thượng Đế!
Tuy nhiên, không một triết lí...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG QUAN HỆ VỚI THƯỢNG ĐẾ
NHỮNG QUAN HỆ VỚI THƯỢNG ĐẾ
1. KHÔI PHỤC TÔN GIÁO
Biết bao kẻ cho rằng biết Thượng Đế, được Thượng Đế yêu hay ghét, thành thử
bàn đến vấn đề khôi phục tôn giáo thì thế nào tôi cũng bị nhiều người rầy là phạm
tội bất kính hoặc chê là muốn đóng vai tiên tri. Những sinh vật là chúng ta này,
nhỏ không bằng một phần tỉ của vỏ trái đất mà chính vỏ trái đất cũng không bằng
một phần tỉ của vũ trụ, mà lại dám tự nhận rằng biết Thượng Đế!
Tuy nhiên, không một triết lí nào được đầy đủ, không một quan niệm nào về đời
sống tinh thần được đứng đắn nếu không tìm ra được những quan hệ thỏa mãn và
hòa hợp với đời sống của vũ trụ ở chung quanh ta. Nhân loại tự nó cũng đã quan
trọng rồi và nó là đầu đề chính để ta nghiên cứu: đó là yếu tố của chủ nghĩa nhân
bản. Nhưng con người trong một vũ trụ cũng vĩ đại, kì diệu không kém; cho nên
người nào không biết vũ trụ, không tìm hiểu vũ trụ khởi nguyên từ đâu, kết cục ra
sao thì không thể nói là có một đời sống thỏa mãn được.
Khuyết điểm của phái chính thống trong Ki Tô giáo1[1] là trong lịch trình tiến
triển, nó thường xen lẫn vào những hoạt động hoàn toàn ở ngoài phạm vi tôn giáo,
chẳng hạn xen vào môn vật lí học, địa chất học, thiên văn học, phạm tội học, xen
vào vấn đề tính dục, và quan niệm về phụ nữ. Nếu nó tự hạn trong phạm vi của nó
thì công việc định hướng lại cho nó không đến nỗi quá khó khăn như ngày nay.
Mặt khác, khoa học ngày nay đã đem lại cho người theo đạo Ki Tô một ý thức mới
mẻ và sâu sắc hơn về cái thần bí của vũ trụ và một quan niệm mới về vật chất –
quan niệm cho rằng vật chất có thể biến thành năng lực; sau cùng về bản thân của
Thượng Đế thì theo lời của James Jeans: “Vũ trụ cơ hồ như gần giống với một tư
tưởng vĩ đại hơn là với một bộ máy vĩ đại”. Chính các nhà toán học cũng đã chứng
thực được rằng có một cái gì không thể tính bằng toán học được. Vậy tôn giáo cứ
nên đứng trong phạm vi của nó, đừng can thiệp quá nhiều như vậy vào các phạm
vi các khoa học tự nhiên, mà nên thừa nhận rằng những khoa học đó không thuộc
về tôn giáo. Nó nên tự hạn và chắc chắn nó sẽ tự hạn trong phạm vi lương tâm; mà
lương tâm cũng tôn nghiêm ngang hoa cỏ, cá chim, tinh tú, chứ đâu có kém.
Thánh Paul đã làm công việc mổ xẻ đầu tiên, cắt môn nấu bếp ra khỏi tôn giáo, mà
làm lợi cho tôn giáo vô chừng. Vậy tôn giáo cũng nên tách ra khỏi môn địa chất
học, môn tỉ giảo giải phẩu học (Anatomie compareé). Khi các giáo sư sinh lí học
lên tiếng thì tôn giáo nên làm thinh, như vậy đỡ lố bịch biết bao mà lại được nhân
loại kính mộ hơn biết bao.
Luôn luôn ta có thể tuân phục Thượng Đế trong một không khí lễ nghi và kính
ngưỡng. Như vậy sự sùng bái thành một kinh nghiệm mĩ thuật chân chính, tựa như
khi ta ngắm vừng Thái dương lặn sau một hàng cây trên núi. Và như vậy, tôn giáo
là một sự kiện thuộc về lương tâm, có tính cách giống với thi ca.
Còn giáo hội mà như ngày nay thì người nào thật sùng bái Thượng Đế sẽ coi
thường nó, vì Thượng Đế của người đó không phải là một đấng có thể mua chuộc
được bằng những món nhỏ cúng dâng hàng ngày. Khi người đó muốn tiến về
phương Bắc, thì không xin Thượng Đế cho gió thổi về hướng Bắc, muốn tiến về
phương Nam thì không xin Thượng Đế cho gió thổi về hướng Nam. Cảm tạ
Thượng Đế vì gió thuận là một hành động vô lễ; vì như vậy tức là cho rằng
Thượng Đế ghét bỏ những kẻ tiến về phương Nam, chỉ phù hộ cho một mình ta vì
ta tiến về phương Bắc, như vậy là tự cho rằng chỉ có mình mới là quan trọng. Phải
có một sự cảm thông giữa người và Thượng Đế, chứ người không xin Thượng Đế
một ân huệ nào cả. Tôn giáo đã biến chuyển một cách kì dị. Làm sao còn có thể
hiểu ý nghĩa của nó nữa? Phải chăng nó dùng một thứ cảm xúc thần bí để tán tụng
hiện trạng của xã hội? Hay là nó dùng một mớ chân lí đã thần bí hóa, đã được che
đậy để cho bọn giáo sĩ có thể sống được? Nó là một phương tiện để giữ cho huyết
thống của người da trắng châu Âu khỏi bị pha lộn chăng? Hay chỉ là một bức
tường ngăn cấm sự li dị và sự hạn chế sinh dục? Hay chỉ là một cách để mạt sát tất
cả những người có tinh thần cải cách xã hội?
Vậy con người ngày nay không được an lòng – riêng tôi, trái lại, thì rất thỏa mãn –
khi thấy rằng tôn giáo chỉ còn là sự tôn sùng cái đẹp, cái vĩ đại và cái thần bí của
đời sống với những trách nhiệm của nó; còn bao nhiêu chuẩn xác cổ lỗ mà thần
học đã tích lũy trên bề mặt của tôn giáo thì đã cởi bỏ được hết rồi. Theo tôi, dưới
hình thức đó, tôn giáo sẽ rất giản dị mà cũng đủ thỏa mãn được nhiều người trong
thời đại này rồi.
Ta lo lắng về sự trường sinh, và nỗi lo đó có các tính cách bệnh hoạn. Loài người
muốn được bất tử, là điều dễ hiểu nhưng nếu không có đạo Ki Tô thì chúng ta
không quá chú ý tới vấn đề đó như vậy đâu. Đáng lí nó chỉ nên là một tư tưởng
đẹp, một ước vọng ngông cuồng cao nhã ở giữa cảnh hư và thực, thì nó lại thành
một vấn đề nghiêm trọng quá đỗi, và các nhà tu hành suốt đời thắc mắc hoài về cái
chết, tự hỏi hoài rằng chết rồi sẽ ra sao. Sự thực thì ngoài năm chục tuổi, ít n ...