Thông tin tài liệu:
Sữa là sản phẩm độc hại đối với người da màu: Không có chứng cứ khoa học nào kết luận sữa độc hại với người da màu. Có thể, đây là sự nhầm lẫn với hiện tượng bất dung nạp lactose do thiếu men lactase, mà người da màu có tỷ lệ cao hơn nhiều so với người da trắng. Vì men lactase phân hủy đường lactose, nên người không đủ men lactase, khi sử dụng sữa hoặc các chế phẩm có lactose có thể bị đầy hơi, sôi bụng và rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng này phổ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những quan niệm sai lầm về sữa Những quan niệm sai lầm về sữa 1. Sữa là sản phẩm độc hại đối với người da màu: Không có chứng cứkhoa học nào kết luận sữa độc hại với người da màu. Có thể, đây là sự nhầmlẫn với hiện tượng bất dung nạp lactose do thiếu men lactase, mà người damàu có tỷ lệ cao hơn nhiều so với người da trắng. Vì men lactase phân hủyđường lactose, nên người không đủ men lactase, khi sử dụng sữa hoặc các chếphẩm có lactose có thể bị đầy hơi, sôi bụng và rối loạn tiêu hóa. Hiện tượngnày phổ biến trên toàn thế giới và ở những nơi uống ít sữa thì tỷ lệ khôngdung nạp lactose càng cao. Ở vùng Bắc Âu, người ta uống sữa mỗi ngày nêntỷ lệ không dung nạp lactose chỉ 15% trong khi người châu Á và Nam Mỹ là80% và có vùng còn lên tới 100% như Trung Quốc và Malaysia. 2. Sữa gây thiếu máu thiếu sắt. Thực tế sữa bò không gây chứng thiếu máu thiếu sắt nhưng hàm lượng sắttrong sữa bò rất thấp, chỉ có khoảng 10 - 90 mcg/100 g sữa. Cần lưu ý rằng, ở trẻnhỏ, nhu cầu về sắt khá cao, nếu chế độ ăn mất cân bằng, kiêng khem hoặc ăn quáít các thực phẩm giàu sắt như thịt, cá,... dễ dẫn tới thiếu máu thiếu sắt. Việc uốngquá nhiều sữa cũng làm hạn chế các thực phẩm khác, trong đó có thực phẩm giàusắt. 3. Sữa gây sỏi thận? Đây là lời đồn sai. Nguyên nhân gây sỏi thận là dorối loạn chuyển hóa, các nhiễm trùng đường niệu hoặcnước tiểu bị cô đặc do cơ thể không đủ nước,... dẫn đếntạo sỏi. Người bị sỏi thận vẫn cần phải cung cấp đủ nhu cầu về calci. Việc kiêngcữ quá mức các thực phẩm chứa calci không chỉ dễ dẫn đến loãng xương mà còngây ra mất cân bằng hấp thu calci trong ruột, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn chấtoxalat và tăng nguy cơ tạo sỏi. Mỗi ngày có thể sử dụng 2 - 3 ly sữa tươi (750 mgcalci) hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như phô-mai, sữachua... 4. Sữa gây ung thư. Hiện nay có nhiều ý kiến trái ngược về vấn đề này. Một số nghiên cứu kếtluận sữa có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng trong khi một số khác thì chorằng sữa có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tiền liệt tuyến ởnam giới. Người ta cho rằng bò được sử dụng thuốc kích thích làm tăng sản lượngsữa nhưng đồng thời cũng làm tăng lượng yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF1 -insulin like growth factor 1) trong sữa, dẫn đến kích thích sự phát triển các tế bàoung thư. Tuy nhiên, bình thường trong cơ thể cũng tìm thấy IGF1 và đặc biệt cao ởlứa tuổi dậy thì và có tác dụng kích thích tăng trưởng đối với trẻ nhỏ. 5. Sữa gây bệnh tim mạch Có mối liên quan giữa lượng chất béo khẩu phần cũng như lượng chất béono và cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch nhưng không có thấy chứng cứ nàocho thấy sữa là thủ phạm của bệnh tim mạch. Một số người có nguy cơ đối vớibệnh tim mạch như mỡ máu cao, béo phì, tăng huyết áp thì nên sử dụng sữa táchbéo để giảm năng lượng cũng như lượng chất béo trong khẩu phần.ó