Thông tin tài liệu:
Phạt con trẻ không phải là một chuyện dễ dàng chút nào. Ngày nay có nhiều bậc phụ huynh vô hình chung đã phạm phải nhiều sai lầm khi đưa ra những hình phạt cho con Dưới đây là 3 lỗi phổ biến nhất mà nhiều phụ huynh đã vô tình phạm phải: Phản ứng thái quá Những lúc tức giận hiếm có ai có thể làm chủ được mình. Có nhiều bậc phụ huynh cũng phạm phải sai lầm này khi giận giữ với con. Họ nói và làm những điều mà có thể họ không hề muốn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những sai lầm khi phạt trẻ Những sai lầm khi phạt trẻ Phạt con trẻ không phải là một chuyện dễ dàng chút nào. Ngày nay cónhiều bậc phụ huynh vô hình chung đã phạm phải nhiều sai lầm khi đưa ranhững hình phạt cho con Dưới đây là 3 lỗi phổ biến nhất mà nhiều phụ huynh đã vô tình phạ mphải: Phản ứng thái quá Những lúc tức giận hiếm có ai có thể làm chủ được mình. Có nhiềubậc phụ huynh cũng phạm phải sai lầm này khi giận giữ với con. Họ nói vàlàm những điều mà có thể họ không hề muốn làm đối với con mình. Nhữngcơn nóng giận đã cướp đi lí trí của họ. Để hạn chế những hành động cực đoan này, bạn nên dành chút thờigian suy nghĩ xem mình sẽ phạt con như thế nào khi con mắc lỗi. Thử suynghĩ xem mình đã mắc phải những lỗi gì khi dạy con và cần phải phản ứngnhư thế nào khi con mắc lỗi. Bạn tỏ ra khá mâu thuẫn Một rào cản lớn nhất trong việc đưa ra những hình phạt hiệu quả dànhcho con đó chính là tính nhất quán. Nguyên tắc là nguyên tắc, phải luônđược thi hành. Ví dụ như: Con không được xem xem tivi trước bữa tối. Nguyên tắc đó phải được thực hiện ngay cả khi bạn bận bịu với côngviệc, bạn mệt mỏ i hay cả khi bạn không có ở nhà. Đấy là nguyên tắc đượcđặt ra, nếu như bạn lơ là thì đừng bao giờ hi vọng rằng con bạn sẽ thực hiệmnghiệm chỉnh. Tính nhất quán cũng có nghĩa là bạn phải phản ứng lại một cáchnhanh chóng với những vi phạm của con. Ví dụ khi con gọi chị gái của mìnhlà “ Con ngốc” thì ngay lập tức bạn có đưa ra hình thức xử phạt ngay lập tức.Cho dù bạn có đang vướng bận chuyện gì thì cũng phải gạt nó sang một bênvà tập trung chú ý vào lỗi lầm. Đừng bác bỏ cách xử phạt của nhau Ví dụ như con bạn không đạt kết quả cao trong học tập và bố tuyên bốrằng “Con sẽ không được đi chơi vào cuối tuần!”. Bạn can thiệp vào ngaylập tức “Em không nghĩ đó là ý kiến hay đâu anh!”. Con bạn sẽ nghĩ gì khi bố một đường mẹ một nẻo? Chắc hẳn nó sẽnghĩ mẹ đang đứng về phe nó và rồi chẳng thấy sợ bất kì hình phạt nào bốmẹ đưa ra. Bởi thế, hai vợ chồng bạn phải cùng thống nhất với nhau các hìnhthức xử phạt đối với con, ít nhất là trước mặt con cái. Tất nhiên mỗi người sẽ có những quan điểm riêng nhưng hai vợ chồngcũng không nên bàn cãi, tranh luận về chuyện này trước mặt con. Ví dụ như trong trường hợp bạn không thống nhất với cách xử lí củachồng thì ngay lúc đó bạn có thể quay sang nói với con rằng “Bố và mẹ phảibàn bạc thêm một chút”.Và rồi sau đó, tìm một không gian riêng để haingười có thể bàn bạc và đưa ra một hình phạt hợp lí. Bạn nên dành thời gian để suy nghĩ thật kĩ lưỡng trước khi đưa ra cáchình thức xử phạt dành cho con. Và đến lúc cần thiết, thì lúc đó bạn đã cóthể chuẩn bị những kiến thức và quyết định hợp lí cho riêng mình.