Thông tin tài liệu:
Trên thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu xuất phát từ những mẹo do bạn bè mách bảo, từ các cú điện thoại của nhà môi giới hay những đề xuất của một nhà phân tích nào đó. Cũng có thể các nhà đầu tư mua cổ phiếu khi thị trường đang trong giai đoạn nóng bỏng và đến lúc thị trường đóng băng, họ bắt đầu hoảng loạn, bán tháo số cổ phiếu nắm giữ để rồi hứng chịu một khoản thua lỗ. Đó là câu chuyện rất điển hình về những sai lầm trong......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những sai lầm trong đầu tư chứng khoán
Những sai lầm trong đầu tư chứng khoán
San giao dịch chứng khoán New York
Trên thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu xuất phát từ những mẹo
do bạn bè mách bảo, từ các cú điện thoại của nhà môi giới hay những đề xuất của một
nhà phân tích nào đó. Cũng có thể các nhà đầu tư mua cổ phiếu khi thị trường đang
trong giai đoạn nóng bỏng và đến lúc thị trường đóng băng, họ bắt đầu hoảng loạn, bán
tháo số cổ phiếu nắm giữ để rồi hứng chịu một khoản thua lỗ. Đó là câu chuyện rất điển
hình về những sai lầm trong đầu chứng khoán.
Đầu tư chứng khoán luôn là phương thức đầu tư hiệu quả với những khoản lợi nhuận lớn. Tuy
nhiên, thị trường chứng khoán cũng là nơi chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nếu không có “sự tỉnh táo”
hợp lý thì chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến bạn “trắng” tay sau một phiên giao dịch. Sau
đây là những lỗi phổ biến nhất mà phần lớn các nhà đầu tư hay mắc phải được hiệp hội Các
nhà môi giới chứng khoán Mỹ (National Association of Securities Dealers - NASD) tổng kết:
1. Quan niệm rằng mua và nắm giữ chứng khoán trong một thời gian dài thì chứng khoán sẽ
tăng giá
Yang Li, nhà đầu tư người Hồng Kông đã nắm giữ cổ phiếu của tập đoàn Lantel Telecom, một
hãng viễn thông lớn của Canada trong thời gian tương đối dài. Lúc đầu, giá cổ phiếu của tập
đoàn Lantel tăng dần, Yang Li rất vui và muốn nắm giữ thêm chứ chưa bán ra vội. Nhưng ngờ
đâu, một thời gian sau, cổ phiếu của Lantel đã sụt giảm gần 20% giá trị. Lúc đó, dù Yang Li có
muốn bán cổ phiếu để gỡ vốn thì cũng chẳng ai mua.
Mua và nắm giữ chứng khoán là một chiến lược đúng, nhưng đừng thực hiện điều đó một cách
mù quáng. Cổ phiếu thường tăng giá qua thời gian, nhưng điều đó không phải luôn đúng. Không
có một cổ phiếu nào luôn tăng giá trong một thời gian dài.
Bài học rút ra từ sai lầm này là bạn phải có những phân tích xem lúc nào là thời điểm thích hợp
nên bán cổ phiếu. Việc xác định thời điểm tốt nhất để bán cổ phiếu được xem là khá khó khăn
đối với các nhà đầu tư. Có một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể
nhận biết được thời điểm này như: có sự thay đổi lớn trong ban quản trị công ty; công ty đột
nhiên cắt giảm cổ tức hoặc bị sụt giảm về thu nhập; khi cảm thấy thị giá cổ phiếu đã vượt qua
giá trị nội tại; hoặc khi không hài lòng về danh mục đầu tư hiện tại,…
2. Đầu tư theo cảm tính
Khá nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty bởi vì họ thích sản phẩm của công ty đó
hoặc xuất phát từ thói quen mua cổ phiếu của những công ty mà mình biết tên hoặc quen thuộc
với mình. Họ quan niệm rằng: “Hàng ngày bạn thường dùng sản phẩm của một công ty nào đó,
vậy tại sao bạn không mua cổ phiếu của công ty này?” ó có thể là một sự khởi đầu tốt nhưng
điều này chưa đủ. Việc trước đây bạn đã từng làm việc ở General Motors không nhất thiết đồng
nghĩa với việc mua cổ phiếu của hãng này là khoản đầu tư tốt. Có những chỗ đầu tư tốt nhất lại
chính là cổ phiếu của những công ty mà chỉ mới xuất hiện trên thị trường. Bạn có thể chưa biết
rõ lắm về những “chú lính mới” này nhưng bạn hoàn toàn có thể và cũng nên biết về chúng nếu
bạn chịu bỏ ra chút ít công sức đế tìm hiểu và nghiên cứu.
Bài học rút ra từ sai lầm này là phải thực hiện việc phân tích cổ phiếu một cách nghiêm túc.
Điều đó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền bạc.
3. Đầu tư theo tin đồn, mách nước
Nhiều nhà đầu tư thích kiểu mua bán cổ phiếu theo tin đồn, mách nước, và những lời khuyên
của các hãng dịch vụ tư vấn. Nói một cách khác, những nhà đầu tư này sẵn sàng nghe theo
thiên hạ để rồi lãng phí tiền bạc, thay vì phải tự hiểu rõ những gì mình đang làm. Hầu hết tin đồn
đều không chính xác.
Đa số các nhà đầu tư không có điều kiện tiếp cận được những nguồn thông tin và dịch vụ tư
vấn tốt. Mà ngay cả khi đã được tư vấn tốt, họ cũng có thể không nhận thức được vấn đề và vì
vậy không làm theo. Trong khi đó, người ta lại rất dễ mất tiền vì nghe theo những lời khuyên của
bạn bè hay những nhà môi giới trình độ trung bình, hoặc những hãng tư vấn thường thường bậc
trung nhưng có tài ăn nói.
Bài học rút ra từ sai lầm này là hãy tự chủ trong những quyết định đầu tư của mình dựa trên cơ
sở sự phân tích kỹ càng cùng với các lời khuyên từ những công ty tư vấn hay môi giới chứng
khoán chuyên nghiệp.
4. Mua những cổ phiếu có giá rẻ
Lúc đầu giá cổ phiếu của Siemen, tập đoàn điện tử hàng đầu của Đức, ở mức giá rất cao trong
khi giá cổ phiếu của các hãng điện thoại di động nhỏ khác mới ra đời tại Đức lại khá thấp. Với
hy vọng là các hãng điện thoại di động nhỏ sẽ phát triển mạnh, kèm theo là sự tăng giá cổ
phiếu, nên nhiều nhà đầu tư đã đổ xô săn lùng cổ phiếu của những hãng này. Nhưng cuối cùng,
các nhà đầu tư này không những không thu được cổ tức mà còn bị lỗ vốn do các hãng điện
thoại này phá sản. Trong khi đó, những nhà đầu tư sáng suốt đầu tư vào cổ phiếu của Siemen
tuy giá cao, cổ tức thấp nhưng lại rất ổn định.
Warren Buffet, cây đại thụ tại phố Wall đã từng nói: “Cách đơn giản để gặt hái thất bại là mua
những chứng khoán đang liên tục giảm giá”. Quả đúng như vậy, các nhà đầu tư thường nghĩ
rằng họ đã có lợi nhuận lớn với việc mua 1.000 cổ phiếu với giá 1 USD/cổ phiếu thay vì mua 50
cổ phiếu với giá 20 USD/cổ phiếu. Lý do họ đưa ra là nếu cổ phiếu tăng thêm 1 USD, họ đã
kiếm được khoản lời gấp đôi. Đúng là một tỷ lệ sinh lời 100% có thể xảy ra. Nhưng sai lầm mà
các nhà đầu tư mắc phải là họ đã bỏ qua những rủi ro nội tại trong các cổ phiếu 1 USD. Họ
cũng không tự hỏi chính bản thân mình xem liệu những cổ phiếu có giá thấp như thế có khả
nãng tăng gấp đôi giá trị hay không? Trong nhiều trường hợp, những cổ phiếu được bán với giá
rẻ đều có lý do và thường là lý do tiêu cực.
Bài học rút ra từ sai lầm này là cổ phiếu rẻ không phải lúc nào cũng tốt hơn cổ phiếu đắt. Bạn
nên nghĩ về số tiền mà mình đầu tư hơn là nghĩ về giá cổ phiếu mà bạn có thể mua được. Giá
rẻ thường rất hấp dẫn nhưng đằng sau nó là những công ty hoặc đã từng ở vị trí kém cỏi, hoặc
có trục trặc gì đó trong ...