Thông tin tài liệu:
Chiếc giẻ rửa bát quanh năm ướt át và dính thức ăn chính là ổ chứa hàng triệu vi trùng trên mỗi centimet vuông. Nó thậm chí còn chứa nhiều tác nhân gây bệnh hơn cả toilet nhà bạn. Trên DailyMail, chuyên gia khoa học Michael Hanlon cảnh báo về những nguy hiểm ẩn giấu trong bếp nhà bạn, bên cạnh chiếc giẻ rửa bát – \’sát thủ\’ được đánh giá mức nguy hiểm là 4/5: Thức ăn thừa (độ nguy hiểm 4/5) Một nguyên tắc mà ai cũng cần biết: thức ăn tươi đã nấu chín chỉ có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những "sát thủ" trong bếp nhà bạn
Những sát thủ trong bếp
nhà bạn
Trong bếp đầy những vật
dụng nguy hiểm. Ảnh:
DailyMail.
Chiếc giẻ rửa bát quanh năm ướt át và dính thức
ăn chính là ổ chứa hàng triệu vi trùng trên mỗi
centimet vuông. Nó thậm chí còn chứa nhiều tác
nhân gây bệnh hơn cả toilet nhà bạn.
Trên DailyMail, chuyên gia khoa học Michael Hanlon cảnh
báo về những nguy hiểm ẩn giấu trong bếp nhà bạn, bên
cạnh chiếc giẻ rửa bát – \’sát thủ\’ được đánh giá mức nguy
hiểm là 4/5:
Thức ăn thừa (độ nguy hiểm 4/5)
Một nguyên tắc mà ai cũng cần biết: thức ăn tươi đã nấu
chín chỉ có thể hâm nóng lại một lần. Nếu bạn có một nồi
thịt hầm, bạn có thể hâm lại nó ngày hôm sau, nhưng nếu
vẫn còn thừa lại một ít, thì phần đó không nên hâm lại nữa.
Tương tự, đừng bao giờ cất lại phần kem đã tan chảy lên tủ
đá. Khi nó đã tan ra và ấm lên, kem sẽ là môi trường lý
tưởng cho các loài vi khuẩn, gồm cả salmonella.
Nói chung, tất cả các thực phẩm đông lạnh, khi đã rã đông,
nên được nấu và dùng ngay, và không cất lại ngăn đá nữa.
Bao gói thực phẩm (nguy hiểm 1/5)
Các hóa chất độc hại (như các hóa chất dạng hoóc môn
oestrogen, Bisphenol-A, PCBs…) trong nhiều loại nilon
hoặc nhựa quen dùng để bao gói thực phẩm có thể thôi
nhiễm ra thức ăn, gây mất cân bằng giới tính hoặc gây
bệnh.
Lò vi sóng (nguy hiểm 3/5)
Việc sử dụng hợp lý và những chiếc lò an toàn thì không
gây nguy hiểm gì cho người sử dụng. Nhưng cũng có
những người bị thương do cốc cà phê nổ hoặc trứng nổ
trong lò. Các vật đóng kín, vật kim loại cũng không nên
đưa vào lò vi sóng, vì có thể gây nổ vỡ.
Lò nướng (nguy hiểm 5/5)
Vài trăm người trên thế giới mỗi năm tử vong vì những
chiếc lò nướng bánh, so với chỉ có 8-9 người chết vì cá
mập.
Lò nướng bánh cực kỳ nguy hiểm vì chúng chứa các phụ
tùng điện lộ thiên, và cách mà chúng vận hành thường gây
ra những tai nạn nghiêm trọng, chủ yếu là do sốc điện khi
dùng thìa kim loại lật bánh.
Tủ lạnh (nguy hiểm 2/5)
Chất đồ quá nhiều vào tủ lạnh làm tăng nguy cơ thôi nhiễm
vi khuẩn vào thức ăn chín. Ngoài ra, thức ăn bị hỏng, ôi
thiu, khi để vào tủ lạnh cũng khó nhận ra.
Hãy nhớ thời gian đã bỏ thức ăn vào tủ lạnh. Tránh chứa
thực phẩm trong các túi plastic, vì làm tăng tốc độ phân
hủy.
Thực phẩm đông lạnh (nguy hiểm 2/5)
Chúng ta thường để ý khi thực phẩm trong tủ lạnh đã mất
chất, bốc mùi hoặc đổi màu. Nhưng trong tủ lạnh không dễ
nhận ra như vậy. Thực phẩm, nhất là thịt, thường bị để
trong ngăn đá trong vài tháng trời. Điều này có thể gây
nguy hiểm, vì thực chất trong môi trường lạnh như vậy, vi
sinh vật vẫn phát triển, dù chậm. Lý tưởng nhất là tủ đá nhà
bạn nên giữ ở -18 độ C, hoặc hơn.
Bồn rửa bát (nguy hiểm 3/5)
Dưới chiếc bồn này có thể tìm thấy đủ loại hóa chất nguy
hiểm tiềm năng, từ bột giặt, chất tẩy vệ sinh, dầu bóng, chất
tẩy javen và các hóa chất khác… Những thứ này đều nguy
hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ. Hãy vứt hết những lọ hóa chất
cũ đi, và đừng bao giờ đặt vào vị trí đó những đồ đựng thức
ăn kẻo gây nhầm lẫn.
Ngoài ra còn có những đồ nguy hiểm khác như các chảo
chống dính, chảo rán sâu lòng, các chất tẩy.