Những tấm gương thành công trong cuộc sốngDale Carnegie 10Andrew Carnegie Song thân ông Andrew Carnegie nghèo tới nỗi khi sanh ông không có tiền mời y sĩ hay cô mụ. Ông bắt đầu kiếm ăn, lãnh mỗi giờ có hai xu, sau gây được một gia tài là bốn trăm triệu Mỹ kim. Một lần tôi có cơ hội lại thăm nơi chôn nhau cắt rốn của ông ở Dunfermline, xứ Ecosse. Nhà chỉ có hai phòng: phòng dưới là xưởng dệt của thân phụ ông, phòng trên gác nhỏ xíu, tối tăm, thấp, sát mái, làm chỗ ăn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những tấm gương thành công trong cuộc sốngDale Carnegie 10 Những tấm gương thành công trong cuộc sống Dale Carnegie 10Andrew CarnegieSong thân ông Andrew Carnegie nghèo tới nỗi khi sanh ông không có tiền mời y sĩhay cô mụ. Ông bắt đầu kiếm ăn, lãnh mỗi giờ có hai xu, sau gây được một gia tàilà bốn trăm triệu Mỹ kim. Một lần tôi có cơ hội lại thăm nơi chôn nhau cắt rốn của ông ở Dunfermline, xứEcosse. Nhà chỉ có hai phòng: phòng dưới là xưởng dệt của thân phụ ông, phòngtrên gác nhỏ xíu, tối tăm, thấp, sát mái, làm chỗ ăn ngủ cho gia đình. Khi gia đình Carnegie tới Châu Mỹ, thân phụ Andrew dệt khăn trải bàn và đembán dạo từng nhà. Bà thân ông giặt mướn tại nhà và khâu giày cho một người thợgiày. Andrew chỉ có mỗi một chiếc áo sơ mi mà bà thân ông giặt rồi ủi mỗi tối, khiông đi ngủ rồi. Bà cụ làm việc từ mười sáu đến mười tám giờ mỗi ngày, vàAndrew rất yêu quý cụ. Khi ông hai mươi hai tuổi ông hứa với mẹ rằng mẹ cònsống thì ông không lấy vợ. Ông giữ được lời hứa đó. Ba chục năm sau khi cụ quytiên rồi, ông mới lập gia đình. Lúc đó ông đã năm mươi hai tuổi, và năm sáu mươihai tuổi ông mới sanh cậu con một. Hồi nhỏ ông nói hoài với bà cụ: - Má, sau này con sẽ giàu có để má có áo lụa bận, có người ở để sai và có riêngmột chiếc xe để đi. Ông thường bảo nhờ bà cụ mà ông thông minh, có nhiều khả năng và lòng yêumẹ đã là nguyên động lực giúp ông thành công rực rỡ. Khi cụ mất, ông đau khổtrong nửa tháng, mỗi lần nhắc đến tên cụ là ông nghẹn ngào, không nên lời. Mộtlần ông trả hết nợ cho một bà già xứ Ecosse để bà này lấy lại được căn nhà đã cầmcố cho người khác, chỉ vì bà giống bà cụ thân sinh ra ông. Ai cũng cho rằng Andrew Carnegie là ông vua thép mà ông không biết chút gìvề sản xuất thép. Hàng trăm ngàn người làm việc cho ông chắc chắn hiểu kỹ thuậtđó hơn ông. Như ông biết dùng người, và đức này đã làm cho ông hóa ra giàu có.Ngay từ hồi nhỏ ông đã tỏ ra có thiên tư xuất chúng, trong nghệ thuật tổ chức vàlãnh đạo, làm cho người khác vui lòng giúp mình. Có lần ở Ecosse, hồi còn bé ông bắt được con thỏ cái. Ít lâu sau thỏ cái sinhđược một bầy con, nhưng ông không có gì để nuôi chúng. Ông nảy ra một ý tàitình: ông bảo trẻ con hàng xóm hễ kiếm đủ rau để nuôi thỏ thì ông lấy tên mỗi đứađặt cho một con thỏ. Kế hoạch đó kết quả lạ lùng. Về sau, Carnegie dùng thuật tâm lý đó trong công việc làm ăn. Chẳng hạn ôngmuốn bán đường rầy cho công ty xe lửa Pennsylvania Railroad. Hội trưởng côngty hồi đó là J. Edgar Thomson. Andrew Carnegie cho cất ở Pittsbung một xưởnglớn dát mỏng thép mà ông đặt tên là xưởng thép J. Edgar Thomson. Tất nhiên làông Thomson khoái chí và bằng lòng mua liền những đường rầy của xưởng mangtên mình. Hồi đầu, Andrew Carnegie làm một anh đưa điện tín ở Pittsbung. Mỗi ngày lãnhđược năm cắc mà ông đã lấy làm mãn nguyện lắm. Nhưng ông không biết châuthành Pittsbung và sợ mất việc nên phải học thuộc lòng tên và địa chỉ của tất cảcác hãng trong khu vực buôn bán. Ông chỉ thèm làm điện tín viên thực thụ, thèm muốn chết đi, và buổi tối ông họcchữ moóc, sáng tới sớm để tập đánh tin. Một buổi sáng có tin quan trọn g đặc biệt.Ở Philadelphie người ta gọi Pittsbung, gọi mấy lần mà chưa có điện tín viên nàotới. Andrew Carnegie chạy lại, nhận tin, chuyển tin và tức thì được nhắc lên chânđiện tín viên, lương gấp đôi. Sau này ông thích kể lại lần thành công đầu tiên đó.Một bạn thân của ông tóm tắt luân lý trong truyện thành một câu ngộ nghĩnh dướiđây mà chúng ta nên ngẫm nghĩ kỹ: Muốn trở nên một người ra sao thì phải hành động như đã là con người ấy. Nghị lực không có gì thắng nổi và lòng cao vọng phóng túng của AndrewCarnegie làm cho nhiều người để ý tới ông. Công ty Pennsylvania Railroad dựngmột đường dây thép tư, Andrew Carnegie được công ty dùng làm điện tín viên rồiít lâu sau lãnh chức thư ký riêng của Giám đốc phân khu. Một ngày nọ, một việc bất ngờ đưa ông lên con đường giàu sang. Một ngườingồi bên cạnh ông trong toa xe lửa đ ưa cho ông coi bản đồ một kiểu toa mới, cóchỗ nằm mà người đó mới vẽ xong. Hồi đó ghế nằm chỉ là những băng dài đóngvào hai bên hông toa chở hàng. Bản đồ mới giống kiểu toa ngày nay. Carnegie cóóc sáng suốt đặc biệt của người Ecosse. Ông hiểu rằng sáng kiến đó hứa hẹn đ ượcnhiều. Ông vay tiền, hùn thêm một phần vốn quan trọng vào xí nghiệp, đượchưởng những số lời lớn và năm ông hai mươi lăm tuổi, nội việc hùn vốn đó đãđem cho ông năm ngàn Mỹ kim mỗi năm. Một làn khác, một chiếc cầu cây trên đường hỏa xa cháy và sự giao thông phảingưng trệ trong nhiều ngày. Lúc đó Andrew Carnegie làm giám đốc một ngànhtrong công ty. Ông hiểu rằng những cầu cây sẽ bị loại và thép sẽ là vật liệu trọngdụng. Ông vay tiền, lập một công ty làm những cầu sắt, và tiền lời ùn ùn vô mauquá, làm ông gần hoa cả mắt. Ông mó cái gì là cái đó biến thành vàng. Ông lên n ...