Những thay đổi về địa giới hành chính thành phố hải dương thời kỳ Pháp thuộc
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 416.34 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Làm rõ những thay đổi về địa giới hành chính thành phố Hải Dương trong suốt thời kỳ Pháp thuộc để qua đó phản ánh phần nào những biến đổi về diện mạo, cấu trúc không gian đô thị và rút ra những nhận xét, đánh giá khách quan về chính sách quản lý đô thị của thực dân Pháp là những nội dung chính được đề cập trong bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thay đổi về địa giới hành chính thành phố hải dương thời kỳ Pháp thuộc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 99-108 NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG THỜI KỲ PHÁP THUỘC Phạm Thị Tuyết Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Mở đầu Sau khi chiếm đóng tỉnh lỵ Hải Dương (19-8-1883), thực dân Pháp đã nhanhchóng xác lập quyền cai trị và từng bước thiết lập những quy chế, chính sách mớitrong công tác quản lý đô thị. Quá trình thực thi chính sách quản lý đô thị đã đặt rayêu cầu cần phải xác định rõ ràng ranh giới tỉnh lỵ so với các làng xã xung quanh.Địa giới tỉnh lỵ được xác định lần đầu tiên năm 1892. Trải qua quá trình phát triểnlâu dài, tỉnh lỵ Hải Dương được nâng cấp lên thành phố Hải Dương. Cùng với quátrình đó, địa giới hành chính cũng được chính quyền thuộc địa điều chỉnh nhiều lầnnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị, đồng thời phục vụ cho chính sách caitrị của thực dân Pháp. Làm rõ những thay đổi về địa giới hành chính thành phố HảiDương trong suốt thời kỳ Pháp thuộc để qua đó phản ánh phần nào những biến đổivề diện mạo, cấu trúc không gian đô thị và rút ra những nhận xét, đánh giá kháchquan về chính sách quản lý đô thị của thực dân Pháp là những nội dung chính đượcđề cập trong bài viết này.2. Nội dung nghiên cứu Trước khi bị Pháp chiếm đóng, tỉnh lỵ Hải Dương đã từng là một đô thị lớntrong vùng với hoạt động buôn bán gạo rất phát triển, dân cư tập trung đông đúc.Sau hai lần bị quân Pháp tấn công, mặc dù thành Hải Dương đã bị Pháp chiếm,nhiều nhà dân bị phá hủy, dân cư phân tán, nhưng đô thị này vẫn đóng vai trò làtrung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Hải Dương. Tỉnh lỵ khiđó vẫn là một phần đất đai của huyện Cẩm Giàng, nhưng quyền quản lý thuộc vềCông sứ Pháp. Chỉ hơn một năm sau khi Pháp bắt đầu quá trình chiếm đóng vàcai trị Hải Dương, Công sứ Aumoitte đã ký bản quy định đầu tiên (24-11-1884) vềcảnh sát và giao thông ở khu vực tỉnh lỵ [9;6]. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, vẫn chưacó văn bản nào xác định một cách rõ ràng giới hạn không gian của tỉnh lỵ. Trongthực tế, tỉnh lỵ Hải Dương cũng giống như nhiều trung tâm đô thị khác của BắcKỳ, khi đó đang ở trong một điều kiện khá đặc biệt: người dân bản xứ không được 99 Phạm Thị Tuyếtphân hạng thành dân nội tịch hay dân ngoại tịch, không phải đóng góp thuế thânvà đi lao dịch như dân nội đinh ở các làng xã; tất cả đều được hưởng các lợi ích vềđường sá, về chiếu sáng, về an ninh đô thị do nhà nước đầu tư mà không hề phảiđóng góp cho các khoản chi phí. Trước thực tế đó, để có thêm kinh phí chi cho cáchoạt động của đô thị, chính quyền thuộc địa tìm cách buộc người dân đô thị phảiđóng góp các khoản chi phí cho những lợi ích mà họ được hưởng. Đây chính là mộttrong những lý do đặt chính quyền thuộc địa đứng trước yêu cầu phải xác định rõgiới hạn không gian của đô thị. Với Nghị định 8-11-1892 của Toàn quyền Đông Dương (De Lanessan), cùngvới một vài trung tâm đô thị khác, đô thị Hải Dương được thiết lập một ngân sáchđặc biệt dành để chi phí riêng cho các hoạt động của đô thị. Nguồn thu của ngânsách này là các loại thuế cá nhân, thuế hố phân và rác thải, thuế thu giữ tang vật,các loại tiền phạt, tiền cấp giấy phép, thuế lò mổ, thuế xe kéo, thuế chợ và 1/10thuế môn bài do chính những cư dân ở đây đóng góp. Để tạo cơ sở cho việc áp dụngnhững quy định này, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Nghị định 31-12-1892(do Thống sứ Bắc Kỳ Chavasieux ký thay), trong đó xác định rõ địa giới hành chínhcủa đô thị Hải Dương như sau: Phía Đông: giới hạn bởi nhánh phía Tây của sông Thái Bình; Phía Nam: giới hạn bởi sông Kẻ Sặt và một con đường chạy song song vớiđường chợ cho đến bốt canh Lãnh binh và cách bốt canh này 250 mét; Phía Tây: giới hạn bởi một đường thẳng tưởng tượng xuất phát từ chỗ giaonhau của con đường nói trên với đường Gia Lộc, vượt qua bốt canh Lãnh binh, chòicanh bằng gạch và lô cốt số 1; Phía Bắc: giới hạn bởi kênh cấp nước cho các hào thành cổ và vượt qua phíatrước lô cốt số 1 [1;986]. Hiện nay không có tấm bản đồ nào ghi lại đầy đủ các mốc giới được xác địnhtheo Nghị định này. Tuy nhiên, dựa trên các bản đồ mà chúng tôi sưu tầm được,một số mốc giới theo Nghị định này đã có thể xác định một cách chắc chắn là:nhánh phía Tây của sông Thái Bình, kênh cấp nước cho các hào thành cổ, đườngchợ và con đường chạy song song với nó. Một số mốc giới khác theo suy đoán củachúng tôi có thể xác định như sau: bốt canh Lãnh binh chính là vị trí mà sau này làtrại lính bản xứ (trại lính khố xanh); đường Gia Lộc chính là đường số 17 đi NinhGiang; chòi canh (mirador) bằng gạch rất có thể là vọng lâu trên cổng thành phíaTây. Chỉ còn lại vị trí lô cố ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thay đổi về địa giới hành chính thành phố hải dương thời kỳ Pháp thuộc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 99-108 NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG THỜI KỲ PHÁP THUỘC Phạm Thị Tuyết Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Mở đầu Sau khi chiếm đóng tỉnh lỵ Hải Dương (19-8-1883), thực dân Pháp đã nhanhchóng xác lập quyền cai trị và từng bước thiết lập những quy chế, chính sách mớitrong công tác quản lý đô thị. Quá trình thực thi chính sách quản lý đô thị đã đặt rayêu cầu cần phải xác định rõ ràng ranh giới tỉnh lỵ so với các làng xã xung quanh.Địa giới tỉnh lỵ được xác định lần đầu tiên năm 1892. Trải qua quá trình phát triểnlâu dài, tỉnh lỵ Hải Dương được nâng cấp lên thành phố Hải Dương. Cùng với quátrình đó, địa giới hành chính cũng được chính quyền thuộc địa điều chỉnh nhiều lầnnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị, đồng thời phục vụ cho chính sách caitrị của thực dân Pháp. Làm rõ những thay đổi về địa giới hành chính thành phố HảiDương trong suốt thời kỳ Pháp thuộc để qua đó phản ánh phần nào những biến đổivề diện mạo, cấu trúc không gian đô thị và rút ra những nhận xét, đánh giá kháchquan về chính sách quản lý đô thị của thực dân Pháp là những nội dung chính đượcđề cập trong bài viết này.2. Nội dung nghiên cứu Trước khi bị Pháp chiếm đóng, tỉnh lỵ Hải Dương đã từng là một đô thị lớntrong vùng với hoạt động buôn bán gạo rất phát triển, dân cư tập trung đông đúc.Sau hai lần bị quân Pháp tấn công, mặc dù thành Hải Dương đã bị Pháp chiếm,nhiều nhà dân bị phá hủy, dân cư phân tán, nhưng đô thị này vẫn đóng vai trò làtrung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Hải Dương. Tỉnh lỵ khiđó vẫn là một phần đất đai của huyện Cẩm Giàng, nhưng quyền quản lý thuộc vềCông sứ Pháp. Chỉ hơn một năm sau khi Pháp bắt đầu quá trình chiếm đóng vàcai trị Hải Dương, Công sứ Aumoitte đã ký bản quy định đầu tiên (24-11-1884) vềcảnh sát và giao thông ở khu vực tỉnh lỵ [9;6]. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, vẫn chưacó văn bản nào xác định một cách rõ ràng giới hạn không gian của tỉnh lỵ. Trongthực tế, tỉnh lỵ Hải Dương cũng giống như nhiều trung tâm đô thị khác của BắcKỳ, khi đó đang ở trong một điều kiện khá đặc biệt: người dân bản xứ không được 99 Phạm Thị Tuyếtphân hạng thành dân nội tịch hay dân ngoại tịch, không phải đóng góp thuế thânvà đi lao dịch như dân nội đinh ở các làng xã; tất cả đều được hưởng các lợi ích vềđường sá, về chiếu sáng, về an ninh đô thị do nhà nước đầu tư mà không hề phảiđóng góp cho các khoản chi phí. Trước thực tế đó, để có thêm kinh phí chi cho cáchoạt động của đô thị, chính quyền thuộc địa tìm cách buộc người dân đô thị phảiđóng góp các khoản chi phí cho những lợi ích mà họ được hưởng. Đây chính là mộttrong những lý do đặt chính quyền thuộc địa đứng trước yêu cầu phải xác định rõgiới hạn không gian của đô thị. Với Nghị định 8-11-1892 của Toàn quyền Đông Dương (De Lanessan), cùngvới một vài trung tâm đô thị khác, đô thị Hải Dương được thiết lập một ngân sáchđặc biệt dành để chi phí riêng cho các hoạt động của đô thị. Nguồn thu của ngânsách này là các loại thuế cá nhân, thuế hố phân và rác thải, thuế thu giữ tang vật,các loại tiền phạt, tiền cấp giấy phép, thuế lò mổ, thuế xe kéo, thuế chợ và 1/10thuế môn bài do chính những cư dân ở đây đóng góp. Để tạo cơ sở cho việc áp dụngnhững quy định này, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Nghị định 31-12-1892(do Thống sứ Bắc Kỳ Chavasieux ký thay), trong đó xác định rõ địa giới hành chínhcủa đô thị Hải Dương như sau: Phía Đông: giới hạn bởi nhánh phía Tây của sông Thái Bình; Phía Nam: giới hạn bởi sông Kẻ Sặt và một con đường chạy song song vớiđường chợ cho đến bốt canh Lãnh binh và cách bốt canh này 250 mét; Phía Tây: giới hạn bởi một đường thẳng tưởng tượng xuất phát từ chỗ giaonhau của con đường nói trên với đường Gia Lộc, vượt qua bốt canh Lãnh binh, chòicanh bằng gạch và lô cốt số 1; Phía Bắc: giới hạn bởi kênh cấp nước cho các hào thành cổ và vượt qua phíatrước lô cốt số 1 [1;986]. Hiện nay không có tấm bản đồ nào ghi lại đầy đủ các mốc giới được xác địnhtheo Nghị định này. Tuy nhiên, dựa trên các bản đồ mà chúng tôi sưu tầm được,một số mốc giới theo Nghị định này đã có thể xác định một cách chắc chắn là:nhánh phía Tây của sông Thái Bình, kênh cấp nước cho các hào thành cổ, đườngchợ và con đường chạy song song với nó. Một số mốc giới khác theo suy đoán củachúng tôi có thể xác định như sau: bốt canh Lãnh binh chính là vị trí mà sau này làtrại lính bản xứ (trại lính khố xanh); đường Gia Lộc chính là đường số 17 đi NinhGiang; chòi canh (mirador) bằng gạch rất có thể là vọng lâu trên cổng thành phíaTây. Chỉ còn lại vị trí lô cố ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Social science Địa giới hành chính Chính sách quản lý đô thị Quản lý đô thị Không gian đô thị Phát triển đô thị Cấu trúc không gian đô thịGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 383 0 0 -
200 trang 159 0 0
-
23 trang 127 0 0
-
Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND
59 trang 127 0 0 -
6 trang 125 0 0
-
Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND
12 trang 124 0 0 -
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND
4 trang 121 0 0 -
22 trang 121 0 0
-
Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND
44 trang 120 0 0 -
Nghị quyết số 15/2012/NQ-HĐND
3 trang 119 0 0