Thông tin tài liệu:
Khi xào cà rốt bạn tuyệt đối không được cho dấm vì acid acetic sẽ phá hoại hết lượng carontine. Cũng như vậy, rau câu, chân vịt, rau cải có chứa nhiều carontine cũng không nên cho dấm vào khi nấu. Không phải mọi thực phẩm đều có thể cùng sử dụng trong một lúc, đôi khi nếu phối hợp lại, chúng còn nguy hiểm cho cơ thể. Bạn hãy lưu ý đến những loại thức ăn "tương khắc" với nhau để bảo đảm sức khỏe cho người thân và chính mình. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thực phẩm kỵ nhau Những thực phẩm kỵ nhauKhi xào cà rốt bạn tuyệt đối không được cho dấm vì acidacetic sẽ phá hoại hết lượng carontine. Cũng như vậy, raucâu, chân vịt, rau cải có chứa nhiều carontine cũng khôngnên cho dấm vào khi nấu.Không phải mọi thực phẩm đều có thể cùng sử dụngtrong một lúc, đôi khi nếu phối hợp lại, chúng cònnguy hiểm cho cơ thể. Bạn hãy lưu ý đến những loạithức ăn tương khắc với nhau để bảo đảm sức khỏecho người thân và chính mình.Hải sản không đội trời chung với trái câyTannic xung khắc với protein: Nếu như bạn ăn hảisản xong liền dùng ngay các loại trái cây như là nho,lựu, hồng... thì dễ xuất hiện các triệu chứng như nônọe, chướng bụng, đau bụng, ỉa chảy... Lý do là trongcác loại trái cây này chứa acid tannic, mà acid tannicgặp protein có trong các loại hải sản sẽ bị đông lại vàtrầm lắng, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa.Vì vậy, sau khi ăn hải sản xong thì khoảng 4 tiếng saubạn mới được ăn những trái cây giàu tannic như trên.Cũng với nguyên nhân này, sau khi ăn thịt bạn chớuống trà ngay.Rau cần, cà rốt thù địch với gan động vậtCellulose, acid oxalic xung khắc với sắt: Các loại ganđộng vật, lòng đỏ trứng gà, đậu nành có chứa nhiềusắt nên không được ăn cùng với các loại rau cần, càrốt, khoai chứa nhiều cellulose và cũng không nên ăncùng các loại rau như rau chân vịt có chứa nhiều acidoxalic. Vì cellulose và acid oxalic đều sẽ ảnh hưởngtới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể conngười.Ăn đậu phụ với rau chân vịt dễ bị kết sỏiAcid oxalic và sắt, mangie xung khắc với nhau: Đậuphụ kỵ ăn cùng với rau chân vịt vì trong đậu phụ cóchứa magnesium chloride, calcium sulfate, còn trongrau chân vịt lại chứa acid oxalic, hai chất này gặpnhau sẽ tạo thành magnesium oxalate và calciumoxalate. Hai chất lắng đọng màu trắng này khôngđược cơ thể hoan nghênh, không những ảnh hưởngtới sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi.Trứng gà “ghét” đườngProtein và đường xung khắc với nhau: Lysine vàđường có trong sữa bò sẽ có phản ứng ở nhiệt độcao, làm cho các acid amin mất đi. Trứng gà vàđường không nên nấu cùng nhau cũng vì lý do này.Nhưng bạn có thể đun nóng sữa, nấu chín trứng gàrồi để nguội sau đó cho đường vào thì sẽ không cóvấn đề gì.