Thông tin tài liệu:
Tình huống giả định trong phỏng vấn thường là những câu hỏi, tình huống nhà tuyển dụng đưa ra trong những bài test của mình mà đôi khi nó có thể không thực tế và chẳng liên quan gì đến chuyên môn ngành nghề. Đơn giản đó có thể là một giả định đưa ra và bắt ứng viên giải quyết. Phản ứng, phản biện, suy luận… là cái mà nhà tuyển dụng mong đợi ở những tình huống giả định đó hơn là tính chính xác 100% của đáp án....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những tình huống giả định trong phỏng vấn
Những tình huống giả định trong phỏng vấn
Tình huống giả định trong phỏng vấn thường là những câu hỏi,
tình huống nhà tuyển dụng đưa ra trong những bài test của mình
mà đôi khi nó có thể không thực tế và chẳng liên quan gì đến
chuyên môn ngành nghề. Đơn giản đó có thể là một giả định đưa
ra và bắt ứng viên giải quyết. Phản ứng, phản biện, suy luận… là
cái mà nhà tuyển dụng mong đợi ở những tình huống giả định
đó hơn là tính chính xác 100% của đáp án.
Kiểu phỏng vấn này ta thường vẫn nghe đã được áp dụng ở
những công ty lớn như Microsoft chẳng hạn. Nhưng hình thức
của nó ngày càng lan tỏa ở nhiều công ty khác nữa chứ không
chỉ ở Microsoft, nhất là những công ty lớn, nơi luôn cần những
cái đầu biết suy luận, đưa ra các cách giải quyết vấn đề một cách
nhanh chóng.
Ta có thể bắt gặp những tình huống được đưa ra kiểu như tình
huống của một công ty nước ngoài đã từng hỏi ứng viên cho vị
trí quản trị dự án như: “Có hai phòng tách biệt, phòng A có ba
bóng đèn, phòng B có ba công tắc, từng bóng đèn tương ứng với
từng công tắc. Phân biệt bóng đèn nào ứng với công tắc nào ở
hai phòng trên với điều kiện chỉ được qua phòng A một lần?”.
Công ty Microsoft cũng đã từng hỏi ứng viên của mình những
tình huống tương tự: “Cần bao nhiêu đồng xu - đặt chồng lên
nhau - để cao được bằng toà nhà Bang New York ?”. Dĩ nhiên là
bạn chỉ có thể làm nó trong suy luận logic chứ trong thực tế khó
có thể thực hiện. Nhưng với những câu hỏi này nhà tuyển dụng
sẽ đánh giá cách tiếp cận, đưa ra giả thuyết và cách tháo gỡ vấn
đề cho dù đáp án có chính xác hay không.
Cũng có thể họ đưa ra một yêu cầu là phát biểu về một người
ảnh hưởng đến bạn nhất. Điều gì làm bạn cảm thấy phục ở
những người đó. Đây cũng là một tình huống hay được đưa ra để
kiểm tra gián tiếp tính cách phẩm chất của bạn. Có lần, một ứng
viên đã trả lời rằng, cha của anh là người ảnh hưởng nhiều nhất
đến cuộc đời anh, sự siêng năng, kiên nhẫn và đúng giờ là những
phẩm chất anh rất khâm phục ở cha mình. Với câu trả lời như
vậy anh đã ghi điểm trong phỏng vấn vì thực chất, hỏi về người
khác nhưng đang kiểm tra chính bạn.
Ở Việt Nam, có thể những hình thức này chưa phổ biến. Nhưng
không phải là không có, ít nhiều công ty lớn, nhất là những công
ty nước ngoài thường vẫn áp dụng kiểu này để tuyển nhân sự
cao cấp. Còn những công ty vừa, nhỏ thường vẫn chỉ kiểm tra
trắc nghiệm IQ như một cách kiểm tra khả năng tư duy. Dù có
thể khác nhau về hình thức và mức độ phổ biến, nhưng mục đích
cuối cùng vẫn là quan tâm cách bạn tiếp cận, phân tích và giải
quyết một vấn đề của ứng viên.