Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh dạy học, mới ngày nào còn chân ướt chân ráo, thấm thoắt nay đã tròn mười năm. So với tuổi đời ba trăm năm cuả mảnh đất bốn mùa xanh cây lá và rực vàng nắng gió này, khoảng thời gian đó mới chỉ xấp xỉ một phần ba mươi. Cùng buồn vui những nỗi vui buồn cuả người phố xá, tôi đã dần dần hoà nhập vào nhịp sống cuả đất, cuả người phố Sài Gòn xưa. Tìm hiểu về vùng đất mới này, tôi đã ghi chép được nhiều điều thích...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Trang Lẻ Chép Trên Hè PhốNhững Trang Lẻ Chép Trên Hè Phố Nguyễn Quốc Văn Những Trang Lẻ Chép Trên Hè Phố Tác giả: Nguyễn Quốc Văn Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 27-October-2012Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh dạy học, mới ngày nào còn chân ướt chân ráo, thấm thoắt nayđã tròn mười năm. So với tuổi đời ba trăm năm cuả mảnh đất bốn mùa xanh cây lá và rực vàngnắng gió này, khoảng thời gian đó mới chỉ xấp xỉ một phần ba mươi. Cùng buồn vui những nỗivui buồn cuả người phố xá, tôi đã dần dần hoà nhập vào nhịp sống cuả đất, cuả người phố SàiGòn xưa.Tìm hiểu về vùng đất mới này, tôi đã ghi chép được nhiều điều thích thú, ít nhất là đối với mình.Theo gia phả cuả một số dòng họ, người Sài Gòn hầu như đều có nguồn gốc xa xưa từ nhữngvùng quê xa xôi. Lần ngược về quá khứ cách nay bốn, năm thế kỉ, nhiều dòng họ biết tổ tiênmình vùng Thanh -Nghệ- Tĩnh, Bình -Trị- Thiên hoặc những vùng đất Quảng. Có dòng họ lạithấy ông cha mình xưa từng ở những vùng Tây Nguyên, nơi có những dãy rừng già chạy hút tớichân trời, những đỉnh núi bốn mùa mờ mây phủ; hay vùng đồng bằng sông Cửu Long cuộnsóng, cò bay mỏi cánh chưa qua một cánh đồng...Hoàn cảnh tự nhiên, đặc biệt là phong thổ, góp phần không nhỏ trong việc hình thành tínhcách con người. Nét riêng cuả người Sài Gòn, trước hết là những nét chung cuả ba vùng đấtnước đã được gạn trong đến tận cùng. Bởi thế, ai một lần tới thành phố, tuy thấy nhiều cái lạ,nhưng có cảm giác như đã quen, đã gặp ở đâu đó, từ lâu lắm rồi...Nhà ở Sài Gòn khá đa dạng, cất bằng đủ mọi thứ vật liệu. Nhà ở mặt tiền phố, hầu hết xây cấtbằng xi măng, cốt thép. Cao thấp, to nhỏ có thể khác nhau, song đều giống nhau ở chỗ tườngrất mỏng và nhẹ. Gạch xây tường thường là gạch rỗng. Cũng dễ hiểu vì người thành phố gầnmột trăm năm nay chưa hề biết tới bão là gì.Riêng nhà trong hẻm, trước đây, nhà nào khá giả mới có gỗ cất; nhà nghèo chỉ sơ sài vài ba tấmván che làm vách, mái lợp bằng lá dừa hoặc tôn là đã có một tổ ấm, cũng vui ra trò. Khác vớingoài mặt tiền, dân phố quen sống biệt lập, có khi hai nhà kề vách không biết tên thật cuảnhau, trong các con hẻm dọc ngang như bàn cờ ở các xóm lao động, người ta sống với nhaunhư bà con trong cùng một xóm ở làng quê. Sau những giờ đi kiếm sống và học hành, trẻ conchạy từ nhà này qua nhà khác xem cải lương trên ti vi, người lớn xúm quanh một cỗ bài hay mộtbàn nhậu, vui chẳng khác nào cảnh quê ngày tết...Trang 1/4 http://motsach.infoNhững Trang Lẻ Chép Trên Hè Phố Nguyễn Quốc VănLại nữa, những người dân nghèo không có đất, hoặc chưa quên thói quen sống ven sông rạch,cất những căn nhà rất lạ. Nhà nhô ra sông, thuở nước sông chưa bị ô nhiễm rất mát. Chỉ tiếc lànhững căn nhà như thế thường là những mối nguy hiểm đối với tàu bè khi di chuyển.Cũng như nhiều người khác, tôi rất mê những khu nhà vườn ngoại thành Thủ Đức, Nhà Bè, HócMôn, Bình Chánh. Nhà bé, ẩn dưới những lùm cây ăn trái, giữa nhà kê một bộ ván ngựa, nhậuxong, chủ và khách cùng lăn ra ngủ. Gió thì mát như quạt hầu. Độc một thứ gió mang hươnglúa, hương cây, hương đất, nồng nàn và tha thiết...Người Sài Gòn ăn uống hồn nhiên hơn người ở các vùng đất khác. Chỗ nào cũng thấy quán ăn,quán nhậu. Vào các sáng sớm, chiều hôm, khách ăn hàng đông đã đành, khuya rồi vẫn cònđông. Đông tới mức có những điểm ăn nhậu, người ta lai rai ngay trên vỉa hè, có lúc ở bên cạnhmột rãnh thóat nước, thậm chí trên cả một nắp cống ! Thi thoảng, trong một quán nhậu, dânchơi vừa ăn uống, vừa gõ chén bát làm nhịp ca hát. Mới ngó qua, ai chưa biết, ngỡ đấy là mộtnhóm tấu hài...Trẻ con ăn quà vặt nhiều, có đứa, tan học về không ăn trưa, đi ngủ ; chiều, vừa thức dậy, đã điăn dằn bụng một món gì đo ăn rồi mới làm bài thầy giao về nhà, hoặc đi học thêm. Bởi nhàchúng rất ít khi nổi lửa. Bữa cơm gia đình có khi cả tuần mới đông đủ được một lần. Mà cũng lạiở tiệm. Nhưng quả thật là sang. Ai kêu gì tuỳ thích, ăn không hết thì bỏ, chẳng có ai la mắngnửa lời. Nhiều đêm, tôi không ngủ được vì những tiếng tre gõ vào nhau, những âm thanh khôgiòn mời gọi; ngó qua cửa sổ xuống phố, vừa thấy một chú bé tay thoăn thoắt nẻ hai thanh trecật vào nhau, lại đã thấy một chú bé khác lễ mễ bưng tô mì gõ hút vào một ngõ tối. Có lần tôikêu thử một tô. Rẻ đến bất ngờ. Ăn thấy cũng ngon ngon. Thấy ngon vì thương người bán!Thấy ngon vì xót hôm nào theo bạn đi dự một bữa tiệc nhỏ, khổ chủ chi cho mỗi thực khách batrăm ngàn đồng, món ngon ê hề, song ai cũng chỉ nếm qua vì lịch sự...Nhìn hai đứa trẻ bán mì gõ, tôi chợt nghĩ đến đám học trò cuả mình. Dạy học ở một quận nghèoven đô, nhưng tôi thấy trẻ con được gia đình chúng ch ...