Danh mục

NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT CỦA SẢN XUẤT TRONG KHU VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.40 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau 25 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo, là nguồn thu ngoại tệ lớn và góp phần ổn định chính trị - xã hội. Mặc dù, Việt Nam đã có những thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế, lao động, nhưng đến nay vẫn còn trên 70% dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào tăng diện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT CỦA SẢN XUẤT TRONG KHU VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT CỦA SẢN XUẤT TRONG KHU VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn Viện Chính sách và chiến lược phát triển NNNTI. GIỚI THIỆU Sau 25 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đóngvai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảmnghèo, là nguồn thu ngoại tệ lớn và góp phần ổn định chính trị - xã hội. Mặc dù, ViệtNam đã có những thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế, lao động, nhưng đến nay vẫn còn trên70% dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng của nôngnghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào tăng diện tích và sản lượng, sử dụng ngày càngnhiều các yếu tố đầu vào và tài nguyên thiên nhiên. Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môitrường như mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồnnước, tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng. Vì vậy, chấtlượng và sự bền vững của tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam là vấn đề cần được quantâm trong giai đoạn tới. Trong tương lai, nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp sẽ không còn được dồidào, nông nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Chíphí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả năng cạnh tranh của nôngnghiệp Việt Nam với vị thế nhà sản xuất “chi phí thấp” trên trường quốc tế. Nôngnghiệp sẽ phải nâng cao vị thế cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng, giá trị giatăng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này có thể đạt được thông qua tận dụng tiềmnăng và cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng hàngnông sản, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, cần có những thayđổi tích cực góp phần xây dựng nông nghiệp tiên tiến, tạo nền tảng cho một nền kinh tếcông nghiệp hiện đại, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, ổn định xã hội, xâydựng nông thôn Việt Nam ngày càng phồn thịnh, văn minh.II. NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNGTHÔN 2.1. Thành tựu Trong quá trình phát triển, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tụcphát triển, đạt được nhiều thành tựu lớn. 1 Sản xuất nông lâm ngư nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá: từ năm 2000 đến2011, ngành nông-lâm-thủy sản đã đạt được tốc độ tăng tăng trưởng hàng năm tươngđối cao, với giá trị sản xuất bình quân đạt gần 5,36%/năm, giá trị gia tăng (GDP) tăng3,7%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tốc độc tăng trưởng giá trị sản xuất của toànngành nông nghiệp 3,76% so với cùng kỳ năm trước, giá trị gia tăng tăng 2,81%, đónggóp 0,48 điểm phần trăm trong GDP cả nước. Nông nghiệp ngày càng đa dạng, giá trịgia tăng cao đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực: cơ cấu sản xuấtnông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng,hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn 2000 đến nay. Tỷ trọngnông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản) trong tổng GDP cảnước giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 22,02% năm 2011. Trong nội bộ ngànhđang có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt trong giá trịsản xuất. Tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 15,6% năm 2000 và 24,6% năm 2011. Trong khiđó, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ khoảng 78%-82% giai đoạn trước năm 2002 xuốngcòn 72% năm 20111. Trong nội bộ các tiểu ngành cũng đang diễn ra các chuyển biến cơ cấu tích cực,đặc biệt trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trịsản xuất của trồng trọt giảm từ 78-82% giai đoạn trước năm 2004 xuống còn 76% năm2011. Trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại đang thay thế dần môhình chăn nuôi tận dụng nhỏ lẻ ở gia đình. Trong thủy sản, nghề khai thác xa bờ phát triển nhanh. Đến nay, tổng số tàuthuyền có 128.865 chiếc với tổng công suất 5.400.000 CV. Trong đó, tàu thuyền cócông suất 90CV trở lên có 24.180 chiếc, chiếm tỷ trọng gần 19%2. Diện tích nuôitrồng thủy sản tăng rất nhanh, từ năm 2000 đến 2011 tăng 406.000 ha3. Nuôi trồngthủy sản tiếp tục đa loài, đa loại hình, đa phương thức theo hướng thân thiện với môitrường. Trong lâm nghiệp, việc trồng rừng sản xuất được đẩy mạnh nhờ chính sách giaođất giao rừng, chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha v.v… Nhờ vậy, tỷ lệ chephủ rừng tăng từ 28% năm 1995 lên xấp xỉ 40% năm 2010, tương đương với diện tích13,39 triệu ha4. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu phát triển rất mạnh1 Bộ NN&PTNT, Báo cáo hàng năm, 20112 Bộ NN&PTNT, Báo cáo hàng năm, 20113 Tính toán CAP từ số liệu TCTK, 2000-20 ...

Tài liệu được xem nhiều: