Thông tin tài liệu:
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Những vấn đề quản lý tổng hợp vùng bờ miền Trung và các đề xuất" dưới đây để nắm bắt được những nội dung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ven biển miền Trung, thực trạng quản lý, khai thác ven biển miền Trung,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề quản lý tổng hợp vùng bờ miền Trung và các đề xuấtIntegrated Coastal Zone Management in central region of Vietnam – issues and recommendations Le Dinh Thanh1 and Nguyen Thi The Nguyen2Abstract: Vietnam has a marine area of about one million km2 and a coastal zone of 3260 km length, whichincludes 29 coastal provinces/cities. The coastal districts of Vietnam encompasses 17% of the whole countryarea and about 31% of its population are concentrated there, respectively 25 million people in 2005. Themarine and coastal zone of Vietnam currently contributes up to 48% of GDP. The coastal zone in the centerregion of Vietnam is influenced by server natural conditions and limited resources and environment potential.However, the need of socio-economic development in that area is great. Integrated coastal zone management(ICZM) is essential issues in order to develop that area in sustainable way. ICZM is new subject in Vietnamand we do not have much experience in that field. In this paper, the authors would like to present some studyresults and assessments on the state of development and management in the central coastal zone of Vietnamas well as recommendations for ICZM in order to exploit coastal resources solidly for socio-economicdevelopment. Những vấn đề quản lý tổng hợp vùng bờ Miền Trung và các đề xuất Lê Đình Thành1, Nguyễn Thị Thế Nguyên2Tóm tắt: Việt Nam có vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 và bờ biển dài 3260 km với 29 tỉnh và thành phốtiếp giáp với biển. Tổng diện tích các huyện ven biển chiếm 17% diện tích của cả nước với dân số năm 2005khoảng 25 triệu người (chiếm 31% dân số cả nước). Hiện nay vùng biển và ven biển Việt Nam đóng góp tớihơn 48% GDP của cả nước. Ven biển Miền Trung với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tiềm năng tài nguyênvà môi trường hạn chế trong khi nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là rất lớn. Vì vậy vấn đề quản lý tổng hợpvùng bờ (QLTHVB) cho khu vực này nhằm phát triển kinh tế, xã hội hiệu quả và bền vững là rất cấp thiết.Đây là vấn đề mới đối với Việt Nam, chúng ta chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong bài báo nàycác tác giả đưa ra một số kết quả nghiên cứu và đánh giá hiện trạng quản lý và khai thác vùng ven biển MiềnTrung Việt Nam cùng các đề xuất cho QLTHVB nhằm khai thác bền vững các nguồn tài nguyên phục vụphát triển kinh tế, xã hội.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ven biển Miền Trung1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyênKhu vực duyên hải Miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận) có địa hình hẹp và dốc, độdốc thấp dần từ tây sang đông. Trong khu vực có tới 22 hệ thống sông chính đổ ra biểnĐông, hầu như mỗi tỉnh đều có ít nhất một con sông là nguồn nước của địa phương mình.Tất cả các hệ thống sông của khu vực này đều có những đặc điểm là diện tích lưu vực gầnnhư nằm trọn trong nước, độ dốc lưu vực và lòng sông khá lớn, ngắn, hẹp, dốc, bụng chứanhỏ; dòng chảy thường có 3 mùa trong năm (lũ, cạn, lũ tiểu mãn) và cần có đê ngăn triềumặn; và các sông thường chảy đan nối nhau thành một mạng lưới, hay một hệ thống sông.Do điều kiện địa hình, địa mạo nên bờ biển Miền Trung có nhiều cửa sông (trung bình1 A/Prof., Dr.; Water Resources University; 175 Tay Son, Dong Da, Hanoi, Vietnam; E-mail: ldthanh@wru.edu.vn2 Faculty of Marine and Coastal Engineering, Water Resources University; E-mail: nguyen.n.t@wru.edu.vn31410km có một cửa sông), chúng thường di động trên một đoạn 5-10 km; nhiều đầm phá, bàunước chạy song song với bờ biển. Sự tương tác lẫn nhau giữa sông và biển tạo một môitrường năng động nhưng cũng có khu vực đối mặt với xói mòn và trầm tích bởi chế độthuỷ triều và dòng chảy sông, dòng thuỷ triều và điều kiện địa lý của các khu vực ven biển.Tài nguyên đất vùng ven biển Miền TrungCó hai nguồn tài nguyên đất vùng ven biển Miền Trung đặc biệt cần được chú trọng trongsự phát triển và quản lý đó là:i) Các đụn cát và các khu vực đất ngập mặn thấp, chủ yếu là các vùng đất ngập nước. Cácđụn cát chủ yếu phân bố ở Quảng Bình, Quảng Trị và một số ở Quảng Nam. Các đụn cátrất khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Thừa Thiên Huế có khoảng33.400 ha đất cát (ở Phú Bài, Hương Điền) hay Quảng Trị đất cát chiếm 22.500 ha. Tuynhiên, một số nơi như Quảng Trị đã bắt đầu các nghiên cứu để nâng cao điều kiện sống vàmôi trường của khu vực đất cát (khoảng 5000 ha), hay ở Nghệ An dải đất cát từ Cửa Lò tớiCửa Hội đã được dùng cho mục tiêu du lịch.ii) Các vùng đầm lầy và đất ngập nước ở những nơi thấp dọc theo bờ biển và cửa sông,riêng phá Tam Giang - Cầu Hai ở Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 20.000 ha hay ở QuảngBình có khoảng 5.000 ha đầm lầy và phá nước. Nghệ An cũng có tổng diện tích chịu ảnhhưởng của bão, thủy triều, và nước mặn tới gần 29.400 ha.Tài nguyên nước ven biển Miền TrungTài nguyên nước ven biển Miền Trung phân bố không đều theo không gian, ...