Danh mục

Những vệt dài đan chéo

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.22 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đôi khi có những vệt dài bỗng đan chéo vào nhau… Yukiko đến vào một ngày nhỏ xinh không có nắng! Tạ Thu Thủy (Truyện ngắn của tôi) Ngày tôi gặp cô, trời không mưa và cũng chẳng hề có dấu hiệu mưa, nhưng mây lại ngả màu hơi xam xám.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vệt dài đan chéo Những vệt dài đan chéoĐôi khi có những vệt dài bỗng đan chéo vào nhau… Yukiko đến vào một ngày nhỏ xinh không có nắng! Tạ Thu Thủy (Truyện ngắn của tôi)Ngày tôi gặp cô, trời không mưa và cũng chẳng hề có dấu hiệu mưa, nhưng mây lạingả màu hơi xam xám. Đã là đầu thu, cái nắng gay gắt của mùa hè như dịu bớtnhường chỗ cho cơn gió mang hơi se se, cuốn những chiếc lá xoay tròn, xoay trònmãi trong không gian trước khi chạm khẽ xuống nền sân yên tĩnh…Thoạt tiên, tôi không biết Yukiko là người Nhật. Có rất nhiều người Nhật học sơnmài ở The Lacquer, nhưng theo tôi thấy, họ thường có nước da trắng hơi bệch đặctrưng xứ lạnh, đôi mắt một mí nhỏ khôn ngoan. Còn cô gái này, mái tóc dài đennhánh, làn da nâu rám nắng, và đôi mắt… Làm sao tôi miêu tả đôi mắt cô ấy đượcnhỉ? Nó rất sâu, sâu thăm thẳm, đen và buồn da diết.Tôi tin tôi đã yêu mến Yukiko ngay từ lần đầu gặp cô, khi cô cất giọng nhỏ nhẹbằng tiếng Anh chuẩn:- Tôi muốn học sơn mài Việt Nam. Nghe nói ở đây có dạy sơn mài cho người nướcngoài? – À… vâng!– Tôi mất một lúc lâu mới cất được nên lời. Có gì đó trong dáng vẻ và giọng nóicủa cô khiến tôi mất ý thức trong giây lát. Vâng, ở đây có dạy sơn mài. Để tôi đưachị vào gặp anh Hoàng. Anh ấy là chủ, cũng là người trực tiếp dạy ở đây.Đã khá lâu rồi kể từ cái ngày tôi đến với gallery nhỏ bé này như một sự tình cờkhông định trước. Gallery của anh chỉ là một căn phòng nhỏ xíu nằm trên gác haikhu tập thể, với những ghế bàn yên lặng và khoảng ban công ngập nắng. Tôi lậptức thấy mến ngay cái vẻ tĩnh tại bình yên nơi đây. Nó như một khoảng lặng củaphố phường, một góc nhỏ giữa thế gian.Bàn tre ghế tre tỏa mùi hương thôn dã và đẹp kiểu mộc mạc như tôn thêm sắc lunglinh của những bức sơn mài hơi tối trên khung tường vắng lặng. Nắng từ ngoàihiên hắt lên tường tạo nên từng mảng chuyển động li ti lấp lánh trên thân thểnhững thiếu nữ khỏa thân, làng quê và phố xá. Cụ thể cái gì ở nơi này đã níu bướcchân tôi: hấp lực từ những bức tranh hay cái tĩnh tại lặng yên như thể được quay vềthời thơ bé với mảnh sân, vườn quả, đống rơm và chiếc võng lắc lư dưới gốc câyxào xạc trưa hè? Tất nhiên, cả hai điều ấy hẳn chưa thể đủ để níu giữ một đứa congái lạc loài luôn miên man thể nghiệm và thích trôi dạt theo xô cuốn dòng đời nhưtôi. Người đàn ông chừng ba mươi tuổi, có lẽ hơn một chút đang lặng lẽ với ấm tràmạn Bát Tràng vẽ hoa xanh, điếu thuốc hững hờ giữa hai ngón tay đậm mùi sươnggió.Tôi không thích anh vì mái tóc dài rất ra chất “họa sĩ”, không phải vì cái tĩnh tạiêm ả bao phủ quanh anh, mà là bởi cái “thần” toát ra từ mỗi cử chỉ, dáng vẻ và ánhmắt của người đàn ông ấy. Anh có cái vẻ từng trải của người đã đi qua nhiều miềnsóng gió và đau đớn, tuy nhiên cái từng trải ấy lại không làm anh trở thành chai lìvô cảm như thường phải thế. Nhìn thẳng vào đôi mắt màu nâu sẫm dào dạt nhưsóng ngoài khơi, mịt mùng như gió cát trên sa mạc, tôi thấy như cả bể dâu quẫnđạp khốn cùng của nhân loại chơi vơi bỗng tan biến thành muôn ngàn hạt li ti, lắngđọng trong đôi đồng tử lặng yên, điềm tĩnh… Thế! Và tôi ở lại gallery. Anh hỏi:Sự vĩnh cữu trong đôi mắt- Sao em muốn làm việc ở đây? Em muốn làm việc gì? Thay vì trả lời ngay, tôinhìn quanh. Có vẻ như anh chẳng có nhiều nhân viên cho lắm.- Bất cứ việc gì. Em thích không gian nơi này, và gallery của anh có vẻ thích hợpcho một lữ khách đường dài gối mỏi muốn dừng chân.Nói xong câu ấy, tôi cười nhẹ, cảm thấy hơi ngượng nghịu vì những ngôn ngữ vănhoa sách vở dường như không thích hợp trong bất cứ đoạn đối thoại nào, và cũngbởi những lý do thật thà và thiếu sót tôi vừa nêu ra cho ý muốn ở lại nơi này. Tuynhiên, anh không chê trách gì chuyện ấy, chỉ lặng nhìn tôi hồi lâu rồi khẽ gật đầu,mỉm cười…Bắt đầu từ đó, đều đặn mỗi buổi sáng, tôi tới gallery của anh, mở tung mọi cửa sổcho ánh nắng sớm tràn vào phòng và quét tước sạch sẽ mọi thứ trước khi anh đến.Anh đến gallery hàng ngày, nhưng không chỉ để vẽ tranh mà còn nhận dạy sơn màicho người nước ngoài. Vì kế sinh nhai, tôi nghĩ thế. Nực cười, nhưng cho dù bạn là“nghệ” lớn, bạn có tâm hồn rộng mở, bạn nghe hiểu được tiếng hót loài chim vàcảm được những xao động của mùa về trong không khí… thì bạn vẫn phải ăn, phảiuống, phải mặc quần áo và chịu trách nhiệm với cuộc sống của những người thân.Trong giờ làm việc, những khi vờ như đang chăm chú với những mài tranh, đi nét,gắn trứng, rửa thép, rửa mo… tôi thường lén nhìn anh. Anh trò chuyện với các họcviên của mình bằng một thái độ nhã nhặn, vui vẻ, và dường như có phần hơi camchịu. Tôi biết, đó là nỗi cam chịu của một kẻ yêu nghệ thuật đến quên thân, muốnsống chết trung thành với nghệ thuật, nhưng cuối cùng vẫn bị loay hoay bởi nhữngcơm áo gạo tiền. Tôi yêu mến anh, ngầm sẻ chia với anh bằng những hành độngnhỏ nhặt như một ánh mắt quan tâm, sự lắng nghe đầy cảm thông hay ly ...

Tài liệu được xem nhiều: