Danh mục

Những yếu tố Hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.49 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ quan niệm về thực tại hỗn loạn, về tính đa trung tâm - nhiều sự thật và nguyên tắc mô hình hoá thế giới đặc trưng, văn học hậu hiện đại Nga sử dụng và làm phong phú thêm hệ thống thi pháp của chủ nghĩa hậu hiện đại thế giới được tích luỹ trong mấy thập niên vừa qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những yếu tố Hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga Những yếu tố Hậu hiện đạitrong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi NgaXuất phát từ quan niệm về thực tại hỗn loạn, về tính đa trung tâm - nhiều sự thật và nguyêntắc mô hình hoá thế giới đặc trưng, văn học hậu hiện đại Nga sử dụng và làm phong phúthêm hệ thống thi pháp của chủ nghĩa hậu hiện đại thế giới được tích luỹ trong mấy thậpniên vừa qua. Dựa trên những yếu tố cơ bản trong hệ thống thi pháp của văn học hậu hiện đại Nga,như: liên văn bản (còn là nguyên tắc mô hình hoá thực tại), mô thức trần thuật nhại -Pastiche - thể hiện thái độ giễu-nhại đa sắc thái của nhà văn đối với tính ngụy tạo (simulac)của mô hình văn hoá HTXHCN, văn học cổ điển Nga và văn hoá đại chúng; phi lựa chọn(nonseletion) - nguyên tắc kÕt cÊu chñ ®¹o thể hiện tính mâu thuẫn, đứt gãy của văn bảnhậu hiện đại, diễn ngôn đứt đoạn về sự tiếp nhận thế giới hỗn loạn, bị lạ hoá, “mặt nạ tácgiả” - sự xâm phạm đặc quyền “siêu văn bản của độc giả” của tác giả hậu hiện đại, chúng tôinêu ra một số nét tương đồng chủ yếu giữa văn xuôi hậu hiện đại Nga với văn xuôi đươngđại Việt Nam. 3. Văn học Việt Nam và văn học Nga đương đại - một “món nộm suồng sã”? Ví von này là của Nguyễn Huy Thiệp, tuy trong văn bản tác phẩm nó ám chỉ nềnchính trị hậu hiện đại của thế giới, song để định tính văn học đương đại, kể cũng không có gìquá đáng. Khái niệm “suồng sã” (luôn đi kèm với yếu tố tự do) đối lập với tính trang nghiêm,quan phương, khuôn mẫu, còn “nộm” chỉ sự tạp phí lù, hỗn độn, nhưng rất đời, phong phúvà đa dạng. Tính “suồng sã” chính là “đích danh thủ phạm” gây nên sự bất bình, phản kháng củangười đọc cùng thời (kể cả người đọc lí tưởng - nhà lí luận, phê bình), vốn quen với nền vănhọc HTXHCN đoan trang không biết cười, đối với các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệpvà Phạm Thị Hoài. Ngoài tính suồng sã, người đọc vốn thích những gì dễ hiểu, “sờ mó, nắmbắt được”, thật sự khó chịu vì “chẳng biết nó định nói gì”. “Nó” ở đây còn là Nỗi buồnchiến tranh của Bảo Ninh và những tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương và nhiều nhà văn,nhà thơ của các thế hệ sau này. Sự bất bình, khó chịu ấy khiến chúng tôi liên tưởng tới phảnứng của giới phê bình và độc giả Xô Viết đối với những tiểu thuyết Viện Puskin,Moskva -Petuski, Trường học giành cho lũ ngốc và thơ Brodski - những sáng tác bị liệt vào loại sách“chống Xô Viết” cấm đọc và mãi tới thời Cải Tổ mới được chính thức in ở Nga. Tuy khácnhau về đường đi và số phận, song các nhà văn Việt Nam và Nga nêu trên thực sự đóng vaitrò mở đường cho một thời đại mới của văn học dân tộc. Sau này, một đội ngũ đông đảo cácnhà hậu hiện đại Nga ồ ạt xuất hiện vào những năm 1980-1990 như T. Tolstaia, Pesyk,Pelevin, Sorokin, Kibirov, Rubinstein... thì Viện Puskin đối với họ lúc này chỉ là “đài kỉniệm của thời đã qua” (đánh giá của nhà hậu hiện đại Victo Erofeev, người trùng tên với tácgiả Moskva -Petuski). Sau Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, đa số các nhà vănViệt Nam không còn viết như trước nữa, và thế hệ các nhà văn 7x, 8x bây giờ có lẽ cũng coihọ là “những nhà hậu hiện đại cổ điển” nếu thật sự có khuynh hướng hậu hiện đại trong vănhọc Việt Nam. Vậy mà ở thời của mình các nhà văn này đã phải hứng chịu không ít búa rìu phê bình.Có nhiều nguyên nhân, song theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản nhất, đó là cuộc đụng độ(không muốn nhưng tất yếu phải xẩy ra trong thời kì Đổi Mới) giữa hai loại hình văn học: cũvà mới. Nhiều nhà phê bình mang sức ỳ học thuật, đã dùng thước đo của văn học HTXHCNđể đo một thứ văn học khác hẳn về chất, nên nó cứ trật khấc và các nhà văn đã phải nhậnkhông ít những thoá mạ nghiệt ngã và bao nỗi oan ức, nào “đạo văn”, “phi đạo đức, phichuẩn mực”, nào “hạ bệ anh hùng dân tộc, xuyên tạc lịch sử”, v.v... Tuy vậy, các nhà văn Việt Nam vẫn còn may mắn, bởi có những bạn đọc cùng thờihiểu tác phẩm của họ và dám phát biểu công khai sự hiểu của mình (cũng nhờ thành quả củaĐổi Mới). Một số nhà phê bình đã tìm những cách tiếp cận mới đối với sáng tác của NguyễnHuy Thiệp, trong đó những bài viết của Đặng Anh Đào, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Thị MaiNhi, Sean Tamis Rose, Evelipe Pielier, Đông La, Đào Duy Hiệp... đã nói tới những đặcđiểm mới trong các truyện ngắn của ông mà sau này chúng ta hiểu đó là những yếu tố củachủ nghĩa hậu hiện đại (giễu nhại; “biết cách đánh lừa ngôn ngữ”; thủ pháp tương phảnmạnh (oskimoron như chúng tôi đã nêu ở trên), phi anh hùng, nhà văn trực diện bàn về vănchương trong tác phẩm...); còn Thái Hoà trong bài viết của mình đã khẳng định: có nghệthuật barroque trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (như phía trên chúng tôi đã trìnhbầy, nghệ thuật barroque là một dạng của nghệ thuật hậu hiện đại(7), và để chứng minh luậnđiểm của mình, nhà nghiên cứu đã đưa ra một loạt những đặc điểm trong truyện ngắnNguyễn Huy Thiệp, như sự chuyển hoá giữa thực và mộng, huyền thoại và ...

Tài liệu được xem nhiều: