Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông (THPT). Nhóm đã đưa ra 4 yếu tố bao gồm: Yếu tố tiếp cận quảng bá hình ảnh, hoạt động truyền thông của trường; Yếu tố tư vấn từ những người xung quanh; Yếu tố đặc điểm nhà trường và yếu tố đặc điểm bản thân học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lê Trần Thanh Nam, Vũ Ngọc Gia Bảo, Đ n Thị Bình, Đỗ Thị Ly, Nguyễn Phương Nam Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Huỳnh Diệu NgânTÓM TẮTThực tế đã ghi nhận có không ít học sinh cấp 3 ở Việt Nam chưa xác định rõ ngành học vàtrường mình sẽ dự thi trong khi việc chọn ngành và trường đại học là rất quan trọng, quyếtđịnh đến tương lai của các em. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố thenchốt ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông(THPT). Nhóm đã đưa ra 4 yếu tố bao gồm: yếu tố tiếp cận quảng bá hình ảnh, hoạt độngtruyền thông của trường; yếu tố tư vấn từ những người xung quanh; yếu tố đặc điểm nhàtrường và yếu tố đặc điểm bản thân học sinh. Đồng thời, nhóm đã đề xuất một số kiến nghịnhằm giúp đỡ gia đ nh, nhà trường, và các tổ chức giáo dục có biện pháp thiết thực nhằmđịnh hướng có phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các học sinh THPT lựa chọntrường một cách tốt nhất có thể.Từ khóa: yếu tố, ảnh hưởng, quyết định chọn trường, chọn trường đại học, học sinh THPT.1 ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, vấn đề chọn trường đại học không còn là của riêng học sinh hay phụ huynh, mà làmối quan tâm của cả Bộ Giáo dục và các đơn vị đào tạo. Mỗi năm có khoảng 1 triệu thí sinhtham gia tuyển sinh đại học và cao đẳng nhưng chỉ có khoảng 60% trong số đó trúng tuyển.Điều này vô hình chung đã tạo sức ép nặng nề cho các thí sinh trong các cuộc thi tuyển sinhđại học hằng năm. Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ D&ĐT), tính đến năm2018, Việt Nam có tổng số 235 trường đại học, trong đó có 170 trường công lập và 65trường ngoài công lập, số lượng trường công gấp gần 3 lần trường ngoài công lập. Khôngnhững gia tăng về số lượng các trường đại học, cao đẳng, mà các trường còn ngày càng đangành nghề và kể cả hình thức tuyển sinh như tuyển thẳng, xét tuyển học bạ hay xét điểmthi tốt nghiệp THPT khiến mức độ cạnh tranh giữa các trường rất cao, gây khó khăn chongười học trong việc lựa chọn. Bên cạnh đó, theo số liệu từ cổng thông tin điện tử Quốc hộiViệt Nam, trong gần 5 triệu người có trình độ đại học trở lên trong độ tuổi lao động (15-60),thì có 183 ngàn người thất nghiệp (quý II/2017) chiếm tỷ lệ 3,63%. Và theo số liệu khảo sáttừ 500 doanh nghiệp của Nhân Việt Group (Tư vấn đào tạo nguồn nhân lực) thì có đến 94%trường hợp sinh viên mới ra trường, khi được nhận vào làm cần phải đào tạo lại từ đầu đểđáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là kết quả đáng lo ngại của việc học tập không định 1441hướng đến từ các bạn trẻ ngày nay. Những câu hỏi lớn được đặt ra là học sinh đã chọnngành của mình như thế nào? Và họ dựa vào những tiêu chí nào để chọn trường đại họccho mình? Để trả lời cho các câu hỏi trên, mục tiêu của đề tài nghiên cứu này sẽ xác địnhcác yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh THPT. Từđó, giúp các bạn học sinh THPT có cái nhìn tổng quát và định hướng đúng đắn trong việclựa chọn ngành nghề cũng như trường đại học. Đồng thời, nghiên cứu cũng giúp các trườngđại học hiểu rõ về xu thế hiện nay, nhu cầu hiện tại của học sinh để kịp thời đưa ra các biệnpháp, chính sách phù hợp để thu hút học sinh.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG2.1 Yếu tố tiếp cận quảng bá hình ảnh, hoạt động truyền thông của ườngQuảng bá là cách nhà trường xây dựng hình ảnh để giới thiệu về mình, đem hình ảnh củamình đến với nhiều người, đặc biệt là những người có nhu cầu biết về trường như học sinhTHPT hay phụ huynh học sinh. Quảng bá hình ảnh là một việc làm cần thiết, phần nào rútngắn thời gian tư vấn tuyển sinh do có thể truyền tải nội dung đến nhiều người cùng một lúc.Học sinh THPT có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về trường, môi trường học tập, chất lượnggiáo dục, điều kiện cần và đủ thông qua những hoạt động truyền thông mà các trường đạihọc thường sử dụng như trang web, fanpage trường, tờ rơi, tập gấp, các hoạt động tuyểnsinh trực tuyến, tổ chức tư vấn tuyển sinh,v.v. Bên cạnh những trường đã làm tốt công tácquảng bá hình ảnh thì cũng không ít trường chưa đánh giá cao tầm quan trọng của truyềnthông, dẫn đến việc quảng bá tuyển sinh không hiệu quả. Đó chính là lý do không thu hútđược các học sinh quan tâm đến và mãi vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu hàng năm.Ngoài ra, hình ảnh của trường còn được cải thiện và nâng tầm chất lượng và nâng cao uytín thông qua việc giới thiệu học bổng, học bổng du học, quảng cáo thông qua tạp chí, TVhoặc các hoạt động tư vấn tuyển sinh để kéo sự chú ý của học sinh và ...