Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam ngành kinh doanh hấp dẫn
Thời gian qua, hình thức nhượng quyền kinh doanh thương hiệu (franchise) đã gây sự chú ý trong giới doanh nghiệp Việt Nam với sự thành công bước đầu của các công ty Cà phê Trung Nguyên, Kinh Đô Bakery, Phở 24... Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 70 thương hiệu cả trong lẫn ngoài nước thực hiện franchise tại Việt Nam. Qua đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng cho franchise phát triển. Những người tiên phong
Đầu tháng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam
Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam
ngành kinh doanh hấp dẫn
Thời gian qua, hình thức nhượng quyền kinh doanh
thương hiệu (franchise) đã gây sự chú ý trong giới
doanh nghiệp Việt Nam với sự thành công bước
đầu của các công ty Cà phê Trung Nguyên, Kinh
Đô Bakery, Phở 24... Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 70 thương hiệu cả
trong lẫn ngo ài nước thực hiện franchise tại Việt Nam. Qua đánh giá của
các chuyên gia kinh tế, Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng cho franchise
phát triển.
Những người tiên phong
Đầu tháng 4-2005, Công ty Kinh Đô Bakery vừa khánh thành thêm một cửa
hàng trên đường Trường Chinh, quận Tân Bình. Điều khiến giới kinh doanh
chú ý là mặc dù cửa hàng bánh này giống các cửa hàng đã có của Kinh Đô
Bakery nhưng chủ nhân lại không phải là Kinh Đô. Đó là cửa hàng kinh
doanh theo hình thức franchise.
Theo đó, đối tác của Kinh Đô bỏ vốn đầu tư mở cửa hàng dưới sự hỗ trợ và
kiểm duyệt của Kinh Đô, được Kinh Đô chuyển giao mô hình kinh doanh,
công nghệ sản xuất bánh, bí quyết kinh doanh... Giữa tháng 8 vừa rồi, Kinh
Đô lại tiếp tục khai trương thêm 2 cửa hàng Kinh Đô Bakery nữa tại
TPHCM theo hình thức franchise, nâng tổng số lên 3 cửa hàng franchise
trong vòng 4 tháng qua. Theo lãnh đạo Công ty Kinh Đô Bakery, đây là
bước đầu trong chiến lược phát triển 100 cửa hàng franchise của Kinh Đô
Bakery trong vòng 3 năm tới ở trong và ngoài nước.
Trước Kinh Đô Bakery, Công ty Cà phê Trung Nguyên được đánh giá là
doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam thực hiện franchise khá thành công.
Hiện đã có trên 1.000 quán cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên ở V iệt
Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Singapore... và sắp tới
là Mỹ, Đức, Úc...
Sau Trung Nguyên không lâu, Phở 24 của Nam An Group cũng nhảy vào
lĩnh vực franchise. Chỉ trong vòng 2 năm (2004-2005), Nam An G roup cho
ra đời 13 tiệm Phở 24 theo mô hình franchise ở trong nước và Indonesia.
Theo ông Lý Quý Trung, Giám đốc điều hành Nam An Group, đó là
phương thức để Phở 24 quảng bá thương hiệu nhanh nhất. Dự kiến đến cuối
năm 2005, Nam An Group sẽ ký hợp đồng với các đối tác khác để mở thêm
8 tiệm Phở 24 theo hình thức franchise tại các tỉnh, thành trong nước và
nước ngoài.
Trên đây là 3 trong số những doanh nghiệp Việt Nam đã nhảy vào lĩnh vực
franchise được chú ý nhiều trong thời gian qua. Thực tế, một số doanh
nghiệp Việt Nam đã và đang âm thầm thực hiện hình thức kinh doanh này.
Chẳng hạn, tháng 8-2002, thương hiệu lụa tơ tằm AQ Silk đ ã chuyển
nhượng thành công nhãn hiệu của mình tại Mỹ; Công ty TNHH Thế Giới
Di Động đã tiến hành franchise siêu thị Thế giới di động ở H à N ội hồi đầu
năm 2005...
Chi phí thấp, hiệu quả cao
Qua phân tích của các chuyên gia tư vấn franchise của Hiệp hội Nhượng
quyền kinh doanh quốc tế (IFA), nếu chỉ đ ơn giản muốn kiếm lợi nhuận thì
hình thức franchise là lựa chọn thích hợp. Đối với những doanh nghiệp có
thương hiệu nổi tiếng, thực hiện franchise sẽ thúc đẩy kinh doanh tăng
trưởng với lợi nhuận hợp lý, tăng khả năng khai thác thị trường mới, còn
người mua quyền thương hiệu sẽ đ ược tiếp nhận những ưu thế như: hệ
thống kinh doanh đã được kiểm nghiệm, tên tuổi thương hiệu đã được thiết
lập sẵn, đ ã được công chúng chấp nhận và có thể tiếp cận với sự quản lý, hỗ
trợ... của nhà nhượng quyền nên chi phí thấp, khả năng thành công cao.
Theo nhận định chung của các nhà kinh doanh tại TPHCM, ngay như các
thương hiệu mạnh trong nước, chi phí nhận franchise cũng không quá cao.
Theo Công ty Kinh Đô Bakery, tiêu chí để công ty chấp nhận đối tác mở
franchise Kinh Đô Bakery không đơn thuần là kinh phí mà phải có kinh
nghiệm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; có hoặc thuê được mặt bằng tốt và
vốn đầu tư trung bình từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
Còn để tham gia hệ thống nhượng quyền Phở 24 của Nam An Group thì
bên cạnh khoản đầu tư bình quân khoảng 50.000 USD - 60.000USD, đối tác
phải trả phí hàng tháng. Với mong muốn xây dựng một thương hiệu mạnh,
Công ty TNHH Thế Giới Di Động cũng đ ưa ra tiêu chí cho đối tác
franchise: có địa điểm phù hợp, có vốn đầu tư cho cửa hàng ban đ ầu
khoảng 500 triệu đồng trở lên; hàng tháng phải trả phí franchise...
Tại hội thảo về franchise do Công ty Quản lý Quỹ quốc tế VinaCapital
Group và nhóm G18 (đại diện cho các doanh nghiệp tư nhân hàng đ ầu phía
Nam, Việt Nam) tổ chức giữa tháng 6 vừa qua tại TPHCM, các chuyên gia
franchise hàng đầu của Mỹ và Việt Nam cũng nhận định, so với mặt bằng
chung của thế giới, chi phí franchise ở Việt Nam khá hợp lý.
Trong khi đó, theo thống kê của các chuyên gia, chi phí franchise ở Mỹ có
thể lên đến hàng trăm ngàn USD, thậm chí hàng triệu USD khi mua lại
quyền kinh doanh các thương hiệu mạnh hoặc đơn thuần như khách sạn,
khu nghỉ d ưỡng. Ngoài ra phải trả phí thường xuyên khoảng 5%-15% trên
tổng số lợi nhuận có được.
Điều mà các chuyên gia đánh giá tốt về franchise ở Việt Nam không chỉ là
chi phí thấp mà là khả năng thành công cao. Bằng chứng là qua thống kê
cho thấy, hơn 90% quán cà phê Trung Nguyên franchise và 100% cửa hàng
Kinh Đô Bakery, Phở 24 franchise đều bước đầu kinh doanh có hiệu quả.
Việt Nam - Thị trường tiềm năng cho franchise
Từ đầu năm 2005 đến nay, tính sơ bộ đ ã có hơn 10 cửa hàng franchise của
doanh nghiệp Việt Nam ra đời trong nước và nước ngoài. Qua đó cho thấy,
một số doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng hình thức franchise để làm
đòn bẩy phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu của mình.
Với những doanh nghiệp đang có tham vọng mở rộng ra thị trường thế giới
nhưng chưa đủ sức để tấn công trực tiếp thì franchise là một bước đi phù
hợp. Franchise sẽ giúp các doanh nghiệp xâm nhập một cách gián tiếp vào
những thị trường lớn ở nước ngoài với chi phí thấp, khả năng bành trướng
thương hiệu nhanh. Các mặt hàng truyền thống ...