Bốn cái lợi khi nhận quyền Trước hết, đó là giảm thiểu rủi ro: mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảm thiểu rủi ro. Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại cao. Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhượng quyền thương mại, lợi cả hai
Nhượng quyền thương mại, lợi cả hai
Bốn cái lợi khi nhận quyền
Trước hết, đó là giảm thiểu rủi ro: mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là
giảm thiểu rủi ro.
Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại cao.
Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những người mới bước
vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các
đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh.
Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện,
đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại
hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải
nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và
phát triển ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên
tắc chung.
Thứ hai, được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngày nay, trên thị
trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được
cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một
thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của
mỗi doanh nghiệp.
Thứ ba, tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành
hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, qui trình vận
hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.
Thứ tư, được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn
có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bên nhận
quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối
lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn.
Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế
cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trường có những biến đong lớn nh ư việc khan hiếm
nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước.
Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ
biến động thị trường.
Nhà nhượng quyền có lợi gì?
Vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh.
Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh
doanh lại chính là bên nhận quyền.
Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng
chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường.
Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải
co gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng
quyền.
Thứ hai, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Ngày nay, những
sự thay đổi trên thị trường diễn ra rất nhanh. Lẽ dĩ nhiên là nếu bạn không thay
đổi, phát triển và mở rộng cùng với thị trường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh
qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng sẽ trôi qua tầm tay.
Thật may, hình thức nhượng quyền sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh,
xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa
hàng trong và ngoài nước mà không một hình thức kinh doanh nào có thể làm
được.
Thứ ba, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Khi sư dụng hình thức nhượng
quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng
bá thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của
chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một
cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho
nên, chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này giúp bên
nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn. Đây là một lợi thế
cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng vượt qua.
Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, th ương hiệu càng
được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều thuận lợi
cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền.
Và như thế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng thu được nhieu lợi
nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền.
Thứ tư, tối đa hoá thu nhập. Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản
quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của
bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu
của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập
của mình.
Thứ năm, tận dụng nguồn nhân lực. Bên nhận quyền sẽ la người bỏ vốn ra kinh
doanh và đây là động lực để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Vì khi người nhận
quyền là chủ nên họ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận dụng
được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền
...