Nhứt phá sơn lâmTrời vừa hừng sáng là khu rừng bắt đầu huyên náo. Từ sáu tháng nay, trướx sự xâm chiếm của lớp người “tay rìu” bao nhiêu chim cò, rắn, rít, khỉ, chồn, heo rừng phải nhượng bộ rút lui. Bọn tay rìu vào rừng kinh ngang kin dọc dưới sự điều khiển của cặp rằng. Tất cả cặp rằng đều do một ông “chủ đường” chỉ huy. Ðường có nghĩa là con kinh lớn tập trung bao nhiêu củi đã cưa sẵn thành từng khúc hai tấc rưỡi hoặc một thước. Muốn có một đường củi như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhứt phá sơn lâm Nhứt phá sơn lâmTrời vừa hừng sáng là khu rừng bắt đầu huyên náo. Từ sáu tháng nay, trướx sự xâmchiếm của lớp người “tay rìu” bao nhiêu chim cò, rắn, rít, khỉ, chồn, heo rừng phảinhượng bộ rút lui.Bọn tay rìu vào rừng kinh ngang kin dọc dưới sự điều khiển của cặp rằng. Tất cả cặp rằngđều do một ông “chủ đường” chỉ huy. Ðường có nghĩa là con kinh lớn tập trung baonhiêu củi đã cưa sẵn thành từng khúc hai tấc rưỡi hoặc một thước. Muốn có một đườngcủi như vậy phải là tay rất có thế lực đối với nhà cầm quyền thực dân thời bấy giờ.Họ đấu giá một lô rừng cúp, loại rừng mà nhà nước cho phép khai thác cứ hai mươi hoặchai mươi lăm năm một lần.Sau khi đấu giá được, việc cấp bách nhứt là mộ nhân công (tay rìu) vì chung quanh khurừng nói trên rất ít dânc ư. Phải có nhân công thật nhiều mới khai thác xong đúng thờigian cam kết với nhà nước. Vì vậy, người chủ đường phải mộ nhiều nhân công từ CầnThơ, Hà Tiên, Long Xuyên... đem xuống tận cái lô rừng cúp rạch Thứ Sáu, làng ÐôngThái, tỉnh Rạch Giá này. oOoAnh Tư Bình Thủy tốc nóp, ngồi dậy. Anh ngáp dài, nhìn rừng, nhìn nước rồi từ từ nảlưng xuống với ý định dỗ lại giấc ngủ, bụng nghĩ thầm:- Làm thêm đôi ba thước củi cũng chưa đũ trả nợ. Không khéo, lại lao lực sanh bịnh tim,bịnh phổi mà mang khốn...Cum! Cum! Cum!Tiếng búa bổ vào gốc tràm bắt đầu vang lên từ đầu đến cuối rừng nghe còn nhặt hơntiếng mõ thầy chùa tụng kinh.Ðùng! Ðùng! Ðùng!Từng thân cây ngã xuống liên hồi mặt nước rung chuyển, sóng gợn lên chạy dài, vỗ vàovách chòi của anh nghe lát chát.Các “tay rìu” bắt đầu nói chuyện cho qua cơn mệt nhọc. Anh Tư Bình Thủy nghiêng taivào đầu nóp, lắng nghe tỏ rõ từng tiếng một:- Rừng này gốc của ông Gia Long. Hồi xưa Gia Long cũng như mình...Ðó là giọng của Hai Cờ Ðỏ. Gọi là Cờ Ðỏ không phải vì cầm cờ Cộng sản đi biểu tình,nhưng vì quê quán anh này ở Cờ Ðỏ - một địa phương thuộc đồn điền của Tây “Êmory”.Anh có giấy chứng nhận riêng biệt của hãng Tây. Theo lời anh khoe khoang thì giấy đómạnh hơn giấy thuế thân, bảo đảm không sợ bất cứ một thầy hương quản nào. Giọng HaiCờ Ðỏ nói sang sảng:- Ðố các cha vậy chớ rừng này hồi đời xưa có vua Gia Long đi ngang qua không...Có tiếng cãi lại:- Túng tiền thì lại đây, tôi cho mượng đỡ vài cắc, chớ đừng nói dóc. Nói phải có sách,mách phải có chứng...- Dân ở Cờ Ðỏ không bao giờ nói dóc. Ðể tôi nói lại. Số là xưa kia... Gia Long bị TâySơn rượt, ngài phải dùng ghe biển mà chạy từ Cà Mau ra Phú Quốc. Chiếc ghe của ngàigọi là long thuyền... Ngài đứng trước mũi ghe, ngóng vào bờ mến tiếc lắm, vì ngài muốnlàm vua ở đất liền chớ nào có mộng làm chúa ở cù lao...Ai nấy nhốn nháo lên:- Nghe lòng vòng quá. Nói cho lẹ thử coi... Muỗi cắn gần chết đây nè... Bà con nào chotôi mượn bếp un, quạt khói lên dùm...- Tôi nói ông Gia Long ngóng vô bờ, dòm dáo dác cái cụm rừng của tụi mình đươngđứng bây giờ. Rồi ổng day qua nói với đình thần tả hữu: “Sơn bất cao, thủy bất thâm, phùsa chi địa nhơn tác bất thành tu hú giả. Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá, cao phi viễntẩu giả nan tàng...”- Cắt nghĩa cho mau. Ở đây ai mà biết chữ nho.Hai Cờ Ðỏ cười dòn:- Câu đó ngụ ý về địa lý. Gia Long nói xứ Nam Kỳ này không có núi cao, không có sôngsâu. Còn đất phù sa thì dở quá, vô dụng. Ðến đỗi móc đất lên nắn con tú hú để thổi cũngkhông kêu. Ðó là“bất thành tu hú giả. ” Duy có hai nghề phá sơn lâm đâm Hà Bá là dễlàm ăn. Nhưng lưới trời lồng lộng không ai chạy khỏi: phá rừng, chài cá khiến con ngườiphải nghèo mạt...Cả bọn cười vang lên:- Hay! Hay! Bây giờ tới phiên ông Tư Châu Xương nói cho anh em nghe một chuyệnkhác.Nghe đến tên ông Châu Xương, anh Tư Bình Thủy chợt sáng mắt lên. Ông này nước dađen ngăm, mặt mày hung tợn nhưng lòng dạ thiệt thà. Trong số tay rìu quen biết chỉ cóông là tử tế với anh nhứt. Bằng cớ là hôm trước lúc anh đau rét suốt ba, bốn ngày, ôngcho đứa con gái lại nấu cháo và cho tiền để mua mấy chai thuốc phát lãnh hoàn. Cô gáiấy tên là Mịn, tuy đen đúa nhưng có duyên. Lúc ban đầu Mịn kêu bằng chú. Anh phảiđính chánh lại rằng tuổi anh còn nhỏ, mới có hăm ba vì quá lăn lóc với sanh kế nên maugià đó thôi.Sau rốt, Mịn chịu gọi anh bằng anh, Mịn săn sóc châu đáo lắm, nhiều đêm ngồi quạt khóiun muỗi cho anh đến quá mười giờ đêm mà không về. Những đêm về khuya đó, anhkhông bao giờ nghe tiếng ông Tư Châu Xương rầy con gái. Trái lại, có đêm nhiều khi côMịnh bơi xuồng đến thăm anh một lần thứ hai.- Ba của em sợ anh đắng miệng, biểu em đem qua anh điếu thuốc rê này. Ba nói hễ khinào anh hút thấy ngon là trong mình bớt đau.Ðêm thanh vắng, giữa tứ bề rừng bụi, anh Tư lúc ấy thấy vui sướng không cùng. Anh cốtình nói một câu để dọ thử tấm lòng cô Mịn:- Làm ơn thì làm ơn cho trót. Không lẽ tôi phải bước xuống sàn lại đằng bếp un để châmthuốc hút. Nhờ em đốt dùm.Mịn e thẹn:- Hồi giờ, em đâu biết đốt thuốc. Hay là em gắp cụ ...