Niềm tự hào mang tên Thành nhà HồĐây là một công trình bằng đá quy mô nhất tại Việt Nam được xây dựng từ thời nhà Hồ. Ngày 27/06/2011 tổ chức Unesco đã công nhận thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới. Thành nhà Hồ được xây dựng tại khu vực hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397, đời vua Trần Thuận Tông (1388 1398).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Niềm tự hào mang tên Thành nhà HồNiềm tự hào mang tên Thành nhà HồĐây là một công trình bằng đá quy mô nhất tại Việt Nam được xây dựng từ thời nhà Hồ.Ngày 27/06/2011 tổ chức Unesco đã công nhận thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.Thành nhà Hồ được xây dựng tại khu vực hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnhThanh Hóa. Thành được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397, đời vua Trần Thuận Tông (1388 -1398). Thành Nhà Hồ còn có tên gọi khác là thành Tây Đô, hay còn gọi là thành An Tôn vàchính thức được coi là kinh đô của đất nước ta thời đó. Địa thế thành nhà Hồ (chụp từ Google)Thành nhà Hồ, được xây dựng ở khoảng giữa hai con sông: sông Mã và sông Bưởi, phía Bắc cónúi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam còn lànơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Cổng thành nhìn từ xaKiến trúc của tòa thành được xây dựng hết sức độc đáo, với nguyên tắc kết hợp giữa đá ở bênngoài và đắp đất ở bên trong. Thành nhà Hồ, tọa lạc trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặtNam và Bắc của thành nhà Hồ dài hơn 900m, Đông và Tây dài hơn 700m với tường thành baoquanh. Độ cao trung bình của thành nhà Hồ từ 7 đến 8m, có nơi như ở cửa Nam cao tới 10m.Đây chính là một bằng chứng về sức lao động và tài năng khéo léo của nhân dân ta lúc bấy giờ. Một cửa đi vào bên trong thànhThành nhà Hồ được tạo nên bởi những tảng đá xanh đẽo vuông vức, công phu, tạo thành 4 đến 5mặt phẳng, có tấm rất to ở cửa Tây dài tới 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,30m, được xếp chồng lênnhau thành hình chữ công. Những phiến đá to và nặng như thế được xếp lên nhau, không cầnchất kết dính mà vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua 600 năm thử thách, cơ bản phần ốp đá bênngoài hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Cổng chính để vào thành với 3 cổng mái vòm lớnThành nhà Hồ có 4 cửa: Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các mặtthành kỹ thuật ghép đá đạt đến trình độ cao. Những cổng thành được xếp các phiến đá theo hìnhtép cam, có kích thước rất lớn.Hai cánh cửa dày, nặng và chắc được thể hiện qua dấu vết để lại của những lỗ đục vào đá vànhững chỗ lắp ngưỡng cửa. Ba mặt Đông, Tây, Bắc đều được xây một cửa cuốn, vòm giữa xây tovà cao hơn hai vòm bên. Cổng chính nhìn từ xaThành Nhà Hồ là một công trình kiến trúc vững chắc, thể hiện rõ vai trò một trung tâm quân sự.Điều đáng ngạc nhiên là một công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc như vậy mà chỉ được xâytrong vòng có 3 tháng và hoàn toàn bằng đá. Những tường đá dài bao quanh khu di tíchThành Nhà Hồ đã từng được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. Dùchỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi 7 năm (1400-1407) dưới triều Hồ, nhưng đây là một kiếntrúc độc đáo và thực sự là một di sản quý báu, một biểu hiện kiệt xuất của những công tr ìnhthành cổ. Có nơi cao nhất có thể đến 7 hoặc 10mHiện nay, di tích thành nhà Hồ còn là một danh lam thắng cảnh, một tụ điểm du lịch đẹp mắt,hấp dẫn khách du lịch tới tham quan. Đây là công trình xây dựng bằng đá lớn nhất và tồn tại lâunhất ở nước ta. Ảnh chụp thông tin của thành nhà Hồ trên trang web của UnescoThành nhà Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới chính là đánh giá chính xác nhất cho những giátrị về kiến trúc, văn hóa, lịch sử mà nó đang lưu giữ theo thời gian.