Danh mục

Nợ hộ gia đình: Trường hợp của một số nước thuộc hiệp hội các quốc gia đông Nam Á

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.22 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nợ hộ gia đình đang có xu hướng gia tăng ở một số nước ASEAN, cùng với những bất ổn đã được dự đoán trước. Vì vậy việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng hộ gia đình đầy đủ, công tác đánh giá tình trạng của các khoản vay và việc thực thi chặt chẽ các qui định quản lý là điều hết sức cần thiết để đảm bảo tính bền vững của hệ thống tài chính trong khu vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nợ hộ gia đình: Trường hợp của một số nước thuộc hiệp hội các quốc gia đông Nam Á TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NỢ HỘ GIA ĐÌNH: TRƯỜNG HỢP CỦA MỘT SỐ NƯỚC THUỘC HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á ThS. Thái Thị Hồng Ân Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng TÓM TẮT Nợ hộ gia đình đang là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, nhất là sau khi các khoản vay cầm cố dưới chuẩn với mục đích mua nhà được cho là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2007-2009. Một nền kinh tế với mức nợ hộ gia đình cao, một mặt có thể là sự phản ánh những tiến bộ của thị trường tài chính khi cung cấp những khoản vay dễ tiếp cận; nhưng mặt khác, nó cũng trở thành gánh nặng vì thu nhập của hộ gia đình chủ yếu dùng để trả nợ. Trong những năm gần đây, các quốc gia thuộc hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của nợ hộ gia đình và sự tăng trưởng kinh tế chững lại gần đây đã làm dấy lên nghi ngờ về tính ổn định của loại nợ này. Từ khóa: Nợ hộ gia đình, nợ, tín dụng, ASEAN, Việt Nam 1. Nợ hộ gia đình Nợ hộ gia đình là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe nền kinh tế của một quvốc gia. Trong số liệu thống kê, mức độ nợ hộ gia đình có thể được hiển thị dưới nhiều phép đo khác nhau như tỷ lệ nợ trên thu nhập, tổng nợ trên GDP quốc gia, hay tỷ lệ dịch vụ nợ hộ gia đình (Debt Service Ratio (DSR) - được tính bằng cách lấy tiền chi trả nợ và các nghĩa vụ tài chính chia cho thu nhập cá nhân bình quân). Ngoài ra, cũng có sự khác biệt trong cách tính toán nợ và thu nhập giữa các quốc gia (Diana P, 2013) vì vậy chỉ dựa trên số liệu thống kê được thu thập từ các nguồn khác nhau, đôi khi không thể đưa ra các so sánh hoặc kết luận trực tiếp. Nợ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của hộ gia đình, nó được coi là phương thức để mang tiêu dùng tương lai về hiện tại (Lisa K. và Haakon S., 2013). Theo học thuyết vòng đời (còn gọi là học thuyết thu nhập vĩnh viễn) (Modigliani (1986), Friedman (1957)), người tiêu dùng được cho là có khả năng phân bổ thu nhập kiếm được toàn bộ cuộc đời của họ cho các thời điểm khác nhau để tối đa hóa mức độ thỏa mãn (Soman & Cheema, 2002). Có nghĩa là họ có thể sử dụng thu nhập trong quá khứ (dưới dạng tiết kiệm) hoặc trong tương lai (dưới dạng vay nợ) để tiêu thụ trong hiện tại và các khoản nợ được sử dụng để hỗ trợ tiêu dùng trong giai đoạn thu nhập thấp. Trong những năm vừa qua, nợ hộ gia đình đã tăng nhanh chóng và chuyển đổi từ chỗ tập trung vào vay thế chấp sang tín dụng bán sỉ, và con số hiện tại đã gần gấp đôi sau 30 năm (Tyler D., 2013). Điều đáng ngạc nhiên là theo Dữ liệu tài sản toàn cầu năm 2013, các hộ gia đình ở những nước giàu có lại vay nợ nhiều hơn so với các nước đang và kém phát triển, mà Thụy Sĩ, Đan Mạch và Na Uy là các ví dụ điển hình. Một nền kinh tế với mức nợ hộ gia đình cao, một mặt có thể là sự phản ánh những tiến bộ của thị trường tài chính khi cung cấp những khoản vay dễ tiếp cận. Theo quan điểm này vay nợ là tốt vì nó đem lại những tác động mong muốn đối với các hoạt động kinh tế và phúc lợi xã hội (Don N., 2009). Nhưng mặt khác khi mức vay nợ hộ gia đình vượt quá con số tối ưu và trong điều kiện có những bất lợi về kinh tế, Don N. (2009) cho rằng không chỉ có người vay mà cả nền kinh tế phải 38 HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG đối mặt với hàng loạt vấn đề, từ thiếu hụt dòng tiền, phá sản, bất ổn tài chính đến thậm chí là khủng hoảng như bài học với nợ dưới chuẩn của Mỹ giai đoạn 2007-2009. Hình 1: Tỷ lệ nợ trên thu nhập của một số quốc gia vào các năm 2000, 2007, 2012 Nguồn: Credit Suisse Global Wealth Data Book 2012) Cần phân biệt vay hộ gia đình và vay tiêu dùng (các khoản vay của hộ gia đình cho mục đích tiêu dùng: vay mua ô tô, cho vay thẻ tín dụng, các khoản vay sinh viên…). Vay tiêu dùng chỉ là một bộ phận của vay hộ gia đình. Do đó để chính xác ta sử dụng các số liệu tổng vay của hộ gia đình ở các nước cho việc phân tích tình hình vay nợ. Thật không may, ở hầu hết các nước, các dữ liệu cho vay có thể truy cập công khai là những phân loại theo mục đích vay hơn là phân loại theo đối tượng khách hàng vay. Vì vậy, các nhà nghiên cứu thường sử dụng số liệu vay tiêu dùng để tính toán đại diện. Điều này bất lợi ở chỗ các nước ASEAN có số lượng lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Ở Đài Loan, ví dụ, khoảng một phần tư các khoản cho vay hộ gia đình là mục đích kinh doanh. Sử dụng số tiền của cho vay tiêu dùng thay vì tổng dư nợ hộ gia đình sẽ giảm bớt đáng kể nợ hộ gia đình trong trường hợp của Đài Loan. Hơn nữa, vì số liệu nợ hộ gia đình ở các nước khác nhau có thể được thu thập theo các căn cứ khác nhau, việc so sánh giữa các quốc gia có thể sẽ bị hạn chế ở một mức độ nhất định. Hình 2: Thành phần của nợ hộ gia đình ở một số quốc gia châu Á Nguồn: Don Nakornthab (2009) 39 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2. Nợ hộ gia đình của một số quốc gia thuộc ASEAN Xu hướng gia tăng nợ hộ gia đình có thể được nhìn thấy ở các nước Châu Á nói chung và các thành viên của ASEAN nói riêng. Hình 3: Tỉ lệ vay nợ trên GDP của hộ gia đình một số quốc gia Châu Á so với Mỹ và Nhật Bản năm 2012. Nguồn: http://www.forbes.com/sites/jessecolombo/2014/01/23/why-southeast-asias-economy-is-a- giant-bubble-waiting-to-pop/3/ Trong số các quốc gia này, Malaysia và Thái Lan có mức độ nợ hộ gia đình tính trên GDP lớn nhất dựa trên báo cáo năm 2013 của Ngân hàng Thế giới. Nợ hộ gia đình ở Malaysia năm 2013 là trên 86.8% GDP, cao nhất khối và dẫn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: