Danh mục

Nợ, một lời cảm ơn!

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 474.19 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thành phố có biển nên quanh co nhiều con hẻm biển, nên ẩm chật nhiều cái xóm biển. Tôi đã được đến chơi, được làm việc, được ở lại và ghé qua hàng bao nhiêu cái xóm biển ở nơi này. Có những nét rất chung chung ở những chỗ như vậy. Một kiểu sinh hoạt, giải trí, yêu đương và gây gổ. Một lối đơn độc và những tụ bạ, một mùi vị và những góc khuất, một tính cách và những phiền lụy, một cách uống, một kiểu chửi và vô vàn những điệu cười. Một nói năng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nợ, một lời cảm ơn! Nợ, một lời cảm ơn! TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MỸ NỮThành phố có biển nên quanh co nhiều con hẻm biển, nên ẩm chật nhiều cái xóm biển.Tôi đã được đến chơi, được làm việc, được ở lại và ghé qua hàng bao nhiêu cái xóm biểnở nơi này. Có những nét rất chung chung ở những chỗ như vậy. Một kiểu sinh hoạt, giảitrí, yêu đương và gây gổ. Một lối đơn độc và những tụ bạ, một mùi vị và những góckhuất, một tính cách và những phiền lụy, một cách uống, một kiểu chửi và vô vàn nhữngđiệu cười. Một nói năng hỗn hào hết mực hồn nhiên và và những bán buôn xởi lởi, rấtmực đôn hậu… Khó sai! Đó! Dân biển giả. Đúng quá! Đó! Những cư dân ở xóm biển.Tôi cùng những người thân của mình đã từng sống ở một nơi như thế, trước khi bước raphố lớn. Cả thời thơ ấu của tôi đã được trải qua tại đó cùng bao gắn bó với ghét ít, thươngnhiều. Tôi đã ôm cặp đi hết con hẻm quanh co, để, bước ra một cái chợ có tên là chợXổm. Phải đi từ cuối chợ sặc tanh mùi cá mắm, lần lên phía trên với những sạp hàng bánđồ khô. Mới bước được ra đường cái và bồn chồn, theo mẹ đến trường lần đầu. Tôi trởthành học sinh lớp một, khi sống tại đó và rời nơi ấy, khi vào lớp cuối của bậc tiểu học.Trong mấy năm ở đây và học tại ngôi trường này, tôi thích nhất năm học lớp ba. Lý do ư?Vì tôi rất thích thầy Thành.Ông thầy này lạ lắm cơ! Nhìn, rất dễ nghĩ đó là một người chơi nhạc, đi đánh đàn ở cácbar, club… Thầy Thành rất diện, nhé! Tóc láng mướt chải bồng bềnh. Ăn mặc chải chuốt.Giày kiểu cọ. Mũi nhọn, gót cao và nhỏ. Thầy có tới mấy đôi như vậy với các màu trắng,đen, nâu, vàng đậm… Anh tôi nói là thầy giáo mà mang giày của dân ăn chơi như vậy.Kỳ! Thầy Thành ở phòng mướn, ăn cơm tháng và quần áo bỏ tiệm giặt ủi. Thầy gầy, đicái xe Solex màu đen, mỏng và cao. Nên trông cứ lênh khênh thế nào!Từ xóm biển của bọn tôi đến trường, xéo vô phía trong một chút, là doanh trại của Mỹ.Hàng bao nhiêu là gian lều dã chiến, những căn nhà tạm bợ được cất lên, ngay khu đấttrống cận kề đó. Và, bao tệ nạn đã diễn ra, suốt ngày đêm. Còn nhỏ, rất hay tò mò nênbọn con gái cũng có rủ rê nhau dòm ngó chút đỉnh. Những thằng con trai đâu chịu dừnglại ở đó. Mấy chuyện bọn nó làm, tưởng không có ai hay. Té ra thầy Thành biết hết vàđem tất cả vào những tiết giảng của mình với những lời nhắc nhở, răn đe: “Nếu họ chomột cách tử tế, các em cứ mạnh dạn nhận và cảm ơn đàng hoàng. Còn đi theo lải nhải xinxỏ ư? Trời ơi! Sao mà nhục! Còn cho như bố thí, hả? Thì, thà chịu thèm. Hiểu chưa? Chứsao còn có thể đá đập nhau, mắng chửi nhau để giành giật từng lon đồ hộp, bịch kẹo. Cácem vậy họ đâu chỉ khinh các em, còn khinh cả cha mẹ, thầy cô các em. Còn khinh cả dânmình. Hiểu chưa?”.Thầy không hề giống bất cứ một thầy, cô nào khác với những cách dạy như vậy và vớinhững tiết học như thế. Những thầy cô chỉn chu, an phận nơi ngôi trường tiểu học vùngven đô, những năm ấy. Đó, là điều mãi sau này khi đã lớn thêm tôi mới nhận ra. Cùng lúcnhận ra thầy lập dị, tôi mới hiểu được lý do vì sao mà trông thầy rất cô đơn. Khi nào cũngđi về một mình. Một mình trên cái xe Solex đen tuyền. Nhìn vô phòng họp, cũng thấythầy ngồi ở cuối cùng: một mình. Giờ chào cờ đầu tuần khi mà tất cả giáo viên cùng đứngbên nhau, thấy thầy lảng ra và tìm một chỗ nào đó để đứng một mình.Dáng lêu khêu, khuôn mặt nhiều khắc khổ của thầy, vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Rất khóđể quên thầy với mái đầu chúi chúi, vai mảnh, ngực gầy tay thọc sâu túi quần lủi thủi qualại dãy hành lang. Khi giảng bài, thầy say mê nên thấy gần gũi. Hồi hết giảng thầy lạnhlùng, ngó thật cách xa. Thầy rất nóng và chẳng hiền, một chút nào. Càng dữ hơn nếu biếtmột đứa nào mò vô gần doanh trại Mỹ hay la cà quanh mấy khu vực gái gú, dòm ngó vàxin xỏ. Tôi đã tận mắt thấy thầy la học trò mình ngay giữa đường phố. Thầy thắng xe,giật giọng kêu lại, mắt quắt lên giận dữ và từng tiếng, từng chữ gầm gừ trong miệng thầytrước khi bật ra. Nhiều đứa trong lớp không thương quí thầy nhưng tôi, ngược lại. Có ýnghĩ tôi cảm được nỗi lẻ loi của thầy, nỗi buồn của thầy, những đau đáu trong thầy, dẫukhông nhiều. Sau này lớn thêm tôi biết: mỗi người có một cách bày tỏ và thể hiện nhữngyêu thương và cái cách của thầy là thế. Thầy đâu sai, khi sống đúng với con người củamình. Và cớ gì thầy lại bị ghét? ***Chuyện thầy tát tai thằng Hùng địa ở chợ Xổm không ngờ lại gây rắc rối đến vậy. Nhàthằng Hùng địa, tụi tôi biết rất rõ. Phức tạp lắm kìa! Ba nó có ghe mành nhưng đâu chịuđi biển. Anh trai nó cũng đâu chịu đi làm. ở nhà phụ má nó mở động điếm. Anh nó vừalàm gác dan cho sở Mỹ vừa làm gác dan ở nhà. Đeo cái kính có chút xíu, để râu dài,thường cởi trần khoe mấy cái hình xăm ngoằn ngoèo, quái dị. Dây nịt quần rất to, cókhoen bằng sắt thép gì đó nên đụng vô là kêu loảng xoảng… Thấy bắt ghê! Mới học lớpba mà ra đường, ở nhà lúc nào Hùng địa cũng phì phèo điếu thuốc. Nó nói còn ...

Tài liệu được xem nhiều: