Danh mục

Nỗi Buồn Mùa Tạ Ơn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.64 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và hai lần nhân giải, 2001 và 2012. Sau đây là bài viết mới của ông. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày lễ Tạ Ơn, sau khi đi nhà thờ, tôi liền phóng xe một hơi đến đường 50, ở tận East-San Diego. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nỗi Buồn Mùa Tạ Ơn Nỗi Buồn Mùa Tạ Ơn Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ.Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và hai lần nhân giải, 2001 và2012. Sau đây là bài viết mới của ông.Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày lễ Tạ Ơn, sau khi đi nhà thờ, tôi liền phóng xe một hơiđến đường 50, ở tận East-San Diego. Tới căn nhà nhỏ cổ kính, có đám bìm bịp xác xơ thảngọn phủ kín mái sau, tôi mới tấp vào lề, tắt máy xe, rồi buồn bã ngó vào căn nhà màtrầm ngâm nhớ đến những người ơn, bây giờ đã biệt tăm, không biết chừng nào mới gặplại.Tháng Chín năm 1993, gia đình tôi qua Mỹ theo diện HO. Những ngày đầu tiên ở SanDiego, trong căn apartment rộng rãi đầy đủ tiện nghi, gia đình tôi có cảm giác như vừađến một xứ sở thần tiên nào đó. Vài ngày sau, một bà Mỹ già đến gõ cửa. Bà tự nhiên tiếnđến bắt tay chúng tôi và ôm từng người một vào lòng.- Sao? Các con thế nào? Có khỏe không?Tôi ngơ ngáo như người từ cung trăng vừa rớt xuống. Bà già Mỹ nào đây? Bà đi lộn nhà?Bà nhìn lầm người chăng? Tại sao bà tự nhiên quá cỡ thợ mộc, và thân thiết với mình quáđột ngột như đã từng quen biết với nhau từ lúc nào? Vợ tôi cũng hoảng lên, chạy vội đếnbên tôi, nói nhỏ:- Ông ơi! Ông phải cảnh giác nha! Không chừng ở đây cũng giống như ở Sài Gòn. Ngườita lường gạt nhau ghê lắm!Bà Mỹ già vẫn nhoẻn miệng cười với chúng tôi. Bà âu yếm xoa đầu thằng con tôi, vàchầm chậm nói:- Sao? Các con thế nào? Các con không biết nói tiếng Anh à? Good or no good?Tôi lạnh nhạt nhìn Bà:- Bà có lầm ai với chúng tôi không? Chúng tôi vừa mới đến đây, từ Việt Nam.- Đúng rồi. Các con gồm ba người. Có phải các con tên này không?Bà móc trong túi ra tờ giấy, lật lên, đưa tôi coi:- Tên các con này! Đây, đúng không?Tên của chúng tôi thật rồi. Trong giấy, người ta còn ghi rõ địa chỉ và số phòng apartmentcủa chúng tôi nữa. Tôi chưa kịp rõ nguồn cơn, bà già Mỹ đã tiếp lời:- Mẹ ở cơ quan thiện nguyện, có nhiệm vụ giúp đỡ các con . Mẹ tên là Maurice. Còn con,tên là “en” phải không?Mẹ Maurice tự nhiên quá, thân mật quá, khiến tôi gọi trả lại bà la “mom” chẳng chútngượng ngùng.- Con xin lỗi Mẹ. Mẹ tới thăm chúng con, vậy mà chúng con vô tình không biết. Tên conlà AN, không phải đọc là EN, Mẹ ạ!Bà xuýt xoa quay qua vợ và thằng con tôi:- Còn cô này và thằng này? Cái tên cũng khó kêu quá!- Vợ con tên là T…U…Y…E…T…Còn thằng con tên là C…U…O…N…G…Mẹ Maurice vừa cười vừa lắc đầu. Bà đọc tới đọc lui, vẫn lọng cọng, vẫn không thể gọitên vợ và thằng con tôi một cách chính xác. Cuối cùng, Mẹ dắt tôi ra xe, mang vào nhàlỉnh kĩnh những túi xách. Mẹ vui vẻ bày từng món lên chiếc thảm màu vàng rực.- Đây là bình trà và sáu cái tách dễ thương. Đây là lô dĩa chén cho các con dùng bữa. đâylà chậu rửa rau, bình pha cà phê, máy xay sinh tố, máy xay thịt. Còn cái này là nồi nấucơm, nồi hầm thịt, chảo chiên trứng…Vợ tôi trố mắt nhìn từng cái. Nàng rất đỗi vui mừng vì được làm chủ những vật dụng màtừ trước tới giờ nàng chưa bao giờ chạm tay tới.- Con rất cám ơn Mẹ. Mẹ đã tặng các con những vật dụng quí giá. Khi xài chúng, chắccon sẽ luôn nhớ đến Mẹ.- Mẹ không cần cần các con nhớ Mẹ đâu. Mẹ muốn phần nào hàn gắn lại vết thương màthời gian qua chính phủ Mỹ đã bạc đãi các con trong chiến tranh Việt Nam.Tôi cảm động đến rưng rưng nước mắt. Mẹ Maurice đã làm tôi nhớ lại chiến trường, nhớđến đồng đội. Tội nghiệp cho tuổi trẻ chúng tôi, vừa lớn lên, xếp bỏ bút nghiên để hiếnthân bảo vệ đất nước. Và đau đớn thay, chúng tôi bị bức tử, bị lùa vào ngục tù một cáchtức tưởi.- Bây giờ Mẹ có việc phải đi ngay. Ngày mai hai đứa con của Mẹ: thằng David và conAnn sẽ đến đây dẫn các con đi chợ. Chào các con nha! Chúc các con một ngày tốt đẹp.Tôi đưa Mẹ Maurice ra cổng. Nhìn dáng Mẹ tất bật, vội vã – tôi chợt nhớ đến Mẹ tôi ởViệt Nam. Ôi! Những bà Mẹ, dù khác giống nòi, khác màu da…đều có chung một tấmlòng giống nhau – một tấm lòng bao dung, độ lượng… cao như núi non, rộng như biểncả.Đúng như lời Mẹ Maurice hứa, trưa hôm sau, có hai vợ chồng trẻ người Mỹ đến gõ cửaphòng tôi.- Chào ông bà. Xin giới thiệu tôi là David, còn vợ tôi là Ann. Chúng tôi đến đây để đưaông bà đi chợ. Mời ông bà ra xe.Ann đưa vợ tôi vào một ngôi chợ Mỹ. Còn David chở tôi đi lòng vòng. Hắn tắp xe vàonhững khu có cộng đồng người Việt sinh hoạt, giới thiệu với tôi từng chi tiết. Trò chuyệnmột lát, hắn và tôi thân thiện nhau ngay.- Mày có thích ra biên giới Mễ nhìn cho biết không?Tôi ngập ngừng, ngần ngại:- Ở gần đây không? Xa thì thôi. Sợ làm phiền mày.- Gần đây. San Diego sát với biên giới Mễ mà. Mày chưa coi bản đồ sao?David chạy một hơi đến biên giới. Hắn lái xe giỏi thật! Hắn xàng qua lách lại điêu luyệnnhư tên nài chơi ngựa trong trường đua. Cuối cùng, hắn dừng lại trên một đỉnh cao.- Nhìn kìa! Mày có thấy border/biên giới phía tay phải không? ...

Tài liệu được xem nhiều: