Thông tin tài liệu:
Mẹ nói chuyện với con là giúp bé xây dựng trí tuệ sau này. Nó là nền tảng cho mối quan hệ của bé với cha mẹ và thế giới xung quanh. Những cách nói chuyện như: nói nâng cao giọng, nói chậm, nói luyến láy câu từ, vừa nói vừa mở rộng đôi mắt và miệng đều hấp dẫn các bé và tăng cường trí thông minh, khả năng học tập của bé trong tương lai. Nghiên cứu chứng minh rằng, não bé sơ sinh phát triển bằng những kết nối mới gọi là “con đường thần kinh”....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nói chuyện để xây dựng trí thông minh cho trẻ Nói chuyện để xây dựng trí thông minh cho trẻ Mẹ nói chuyện với con là giúp bé xây dựng trí tuệ sau này. Nó là nềntảng cho mối quan hệ của bé với cha mẹ và thế giới xung quanh. Những cách nói chuyện như: nói nâng cao giọng, nói chậm, nói luyếnláy câu từ, vừa nói vừa mở rộng đôi mắt và miệng đều hấp dẫn các bé vàtăng cường trí thông minh, khả năng học tập của bé trong tương lai. Nghiên cứu chứng minh rằng, não bé sơ sinh phát triển bằng nhữngkết nối mới gọi là “con đường thần kinh”. Mỗi khi bạn nói chuyện với bé sơsinh của bạn, những con đường mới được mở ra, xây dựng nền tảng chonhận thức. Càng nhiều “con đường thần kinh” phát triển và duy trì thì càngnhiều khả năng học hỏi của bé được tăng cường mai sau. Một điều quan trọng bạn cần chú ý là để bé có thời gian xử lý một câu(từ) trước khi tiếp nhận câu (từ) tiếp theo. Mặc dù sự giao tiếp giữa hai mẹcon giống như bạn đang độc thoại nhưng bạn cần để bé được tham gia bằngcách của riêng bé – đặt nền tảng cho việc biết trò chuyện sau này. Vài gợi ý giúp bạn biết nói chuyện với con: Nhìn vào bé của bạn: Hãy liên hệ mắt với bé trước khi bắt đầu cuộchội thoại. Như thế, bạn có thể thu hút sự chú ý của bé lâu hơn. Đồng thời,hãy gọi tên của bé. Bé có thể chưa phản ứng được với tên gọi của mìnhnhưng nghe nó thường xuyên giúp bé sớm nhận ra rằng, tên của bé là mộtâm thanh đặc biệt – kết nối thẳng tới bé. Nói ngắn và ngọt ngào: Nên dùng câu ngắn (4-5 từ) hoặc 1-2 âm tiếtnhư “Con yêu”. Các bé rõ ràng có sự quan tâm đến những câu ngắn và kéodài hơn khi nghe bạn nói dài và lan man. Hành động: Khi nói, hãy “biểu diễn” sinh động những gì bạn đangnói. Ví dụ, nếu bạn nói: “Vẫy tay tạm biệt con mèo đi” thì hãy chỉ cho bévẫy tay là thế nào. Bé có khả năng nhớ những từ có liên kết với cử chỉ. Kể truyện: Khi bạn tắm, thay quần áo, hãy cho bé biết: Cởi tã ranhé, Mẹ lau mặt nào. Chẳng có gì là ngốc nghếch cả bởi vì không phảibạn đang nói chuyện với một bức tường mà em bé của bạn có thính giác tốtvà bộ não đang phát triển với mỗi từ nghe được. Giai điệu quen thuộc: Bé rất thích bài thơ vần điệu hay một bài hátnhiều nhịp. Nếu không, bạn có thể đọc cuốn tạp chí của bạn hoặc một quyểnsách to cho bé. Hát: Đừng ngạc nhiên nếu con bạn thích giọng hát của bạn. Ngay cảkhi bạn không phải ngôi sao âm nhạc thì vẫn có một khán giả nhí ngưỡngmộ bạn.