NÓI CÓ… NGHỆ THUẬT
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 106.96 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trò chuyện không đơn giản là một người nói một người nghe, hoặc cả hai cùng nói. Trò chuyện là một nghệ thuật phức tạp, vì nó nói lên tính cách, lòng tự trọng và cả sự duyên dáng, hấp dẫn của bạn nữa. Đó là chưa kể đến học thức và văn hóa ứng xử của bạn!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NÓI CÓ… NGHỆ THUẬT NÓI CÓ… NGHệ THUậT Trò chuyện không đơn giản là một người nói một người nghe, hoặc cả hai cùng nói. Trò chuyện là một nghệ thuật phức tạp, vì nó nói lên tính cách, lòng tự trọng và cả sự duyên dáng, hấp dẫn của bạn nữa. Đó là chưa kể đến học thức và văn hóa ứng xử của bạn! Qua cách trò chuyện, người ta có thể nhận xét bạn là người thông minh, hóm hỉnh hay là nông cạn, bất lịch sự... Vì vậy, qua cách trò chuyện, bạn có thể để lại cho mọi người ấn tượng đáng yêu hay đáng ghét về mình. Thật không có gì dễ chịu khi vừa gặp mặt bạn bè mà một cô gái đã lập tức thao thao nói về những chủ đề cá nhân, hết ca cẩm những chuyện chán chường trong cuộc sống của mình đến tọc mạch vào chuyện đời tư của người khác. Lại có người rất thích công kích, miệt thị, hoặc lên giọng kẻ cả, dạy đời khiến người nghe mệt mỏi, tức giận. Một số người lại có tật nói leo, nói hớt hoặc ngắt lời tùy tiện trong khi người khác đang nói, không có gì bất lịch sự hơn điều này. Người nói chuyện có duyên trước hết là người biết quan tâm, lắng nghe người khác nói. Khi gặp bạn bè, trước hết hãy hỏi thăm sức khỏe và công việc làm của họ. Bạn nên nhớ, một buổi trò chuyện thú vị là gây được cảm giác mới lạ, hấp dẫn cho người nghe. Nếu không muốn người nghe cảm thấy sốt ruột, nhàm chán, thì bạn hãy nói về những gì mà người ta chưa biết, chớ nói đi nói lại những chuyện mà bạn đã nói cả chục lần rồi. Hãy lắng nghe người khác nói, vì khi bạn nói mọi người đã lắng nghe, vậy thì khi người ta nói bạn cũng phải biết lắng nghe chứ. Đừng giành lấy quyền nói ra rả và bắt mọi người phải nghe mình. Nên nhớ, người nói chuyện có duyên đến mấy thì cũng có lúc vô duyên. Do đó, đôi khi trong lúc trò chuyện cũng cần biết im lặng, hãy coi đây là phút giải lao dành cho mọi người, đừng mở máy lúc này! Còn trường hợp muốn ngắt lời người khác vì lý do nào đó, bạn cần có lời xin lỗi nhẹ nhàng kèm theo một nụ cười, chớ đừng đường đột chen vào nếu không muốn bị coi là thiếu văn hóa. Trong khi nói chuyện bạn nên nhã nhặn, không nên đốp chát gay gắt, áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, nên nhớ, nếu bạn có quyền bảo vệ ý kiến của mình thì người khác cũng thế! Mục đích của một cuộc nói chuyện hay tranh luận là để mọi người cùng bày tỏ quan điểm chứ không phải để cãi nhau và bắt mọi người phải nghe mình. Hãy giữ thái độ trò chuyện chân thành, tôn trọng người đối thoại, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Có thể sử dụng cử chỉ phụ họa (tay, mắt, điệu bộ...) nhưng nếu quá lạm dụng sẽ thành kiểu cách và giả tạo. Khi nói nên tôn trọng sự thật, đừng thêu dệt hay thổi phồng, nếu người ta biết được bạn đã nói sai sự thật thì sau này sẽ không còn ai tin bạn nữa. Khi được hỏi ý kiến, hãy nói đúng với suy nghĩ của bạn, đừng nói dối, vì đôi mắt của bạn sẽ tố cáo tất cả. Không có gì gây khó chịu cho người đối diện hơn là bạn nghĩ một đằng làm một nẻo. Đừng dùng lời lẽ nặng nề khi phê bình người khác (dù sau lưng hay trước mặt), tránh chua cay, hằn học. Tuyệt đối không đem người khác ra làm trò cười để xúc phạm họ. Người nói năng mạch lạc, rõ ràng, phát âm chuẩn, nói thong thả từ tốn, bao giờ cũng thu hút người nghe hơn là những người nói như vẹt hay nói như ăn cướp. Bạn thử để ý quan sát sẽ thấy, người có giọng trầm, ấm luôn thu hút hơn người có giọng cao, the thé. Việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thể hiện trình độ phát triển cao của con người, chính vì vậy khi tham gia giao tiếp, bạn cần phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng cũng như tính thẩm mỹ của ngôn ngữ. Đây cũng là cách để bạn tự làm đẹp thêm cho mình. Chi Mai - Ảnh: Huyền Vũ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NÓI CÓ… NGHỆ THUẬT NÓI CÓ… NGHệ THUậT Trò chuyện không đơn giản là một người nói một người nghe, hoặc cả hai cùng nói. Trò chuyện là một nghệ thuật phức tạp, vì nó nói lên tính cách, lòng tự trọng và cả sự duyên dáng, hấp dẫn của bạn nữa. Đó là chưa kể đến học thức và văn hóa ứng xử của bạn! Qua cách trò chuyện, người ta có thể nhận xét bạn là người thông minh, hóm hỉnh hay là nông cạn, bất lịch sự... Vì vậy, qua cách trò chuyện, bạn có thể để lại cho mọi người ấn tượng đáng yêu hay đáng ghét về mình. Thật không có gì dễ chịu khi vừa gặp mặt bạn bè mà một cô gái đã lập tức thao thao nói về những chủ đề cá nhân, hết ca cẩm những chuyện chán chường trong cuộc sống của mình đến tọc mạch vào chuyện đời tư của người khác. Lại có người rất thích công kích, miệt thị, hoặc lên giọng kẻ cả, dạy đời khiến người nghe mệt mỏi, tức giận. Một số người lại có tật nói leo, nói hớt hoặc ngắt lời tùy tiện trong khi người khác đang nói, không có gì bất lịch sự hơn điều này. Người nói chuyện có duyên trước hết là người biết quan tâm, lắng nghe người khác nói. Khi gặp bạn bè, trước hết hãy hỏi thăm sức khỏe và công việc làm của họ. Bạn nên nhớ, một buổi trò chuyện thú vị là gây được cảm giác mới lạ, hấp dẫn cho người nghe. Nếu không muốn người nghe cảm thấy sốt ruột, nhàm chán, thì bạn hãy nói về những gì mà người ta chưa biết, chớ nói đi nói lại những chuyện mà bạn đã nói cả chục lần rồi. Hãy lắng nghe người khác nói, vì khi bạn nói mọi người đã lắng nghe, vậy thì khi người ta nói bạn cũng phải biết lắng nghe chứ. Đừng giành lấy quyền nói ra rả và bắt mọi người phải nghe mình. Nên nhớ, người nói chuyện có duyên đến mấy thì cũng có lúc vô duyên. Do đó, đôi khi trong lúc trò chuyện cũng cần biết im lặng, hãy coi đây là phút giải lao dành cho mọi người, đừng mở máy lúc này! Còn trường hợp muốn ngắt lời người khác vì lý do nào đó, bạn cần có lời xin lỗi nhẹ nhàng kèm theo một nụ cười, chớ đừng đường đột chen vào nếu không muốn bị coi là thiếu văn hóa. Trong khi nói chuyện bạn nên nhã nhặn, không nên đốp chát gay gắt, áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, nên nhớ, nếu bạn có quyền bảo vệ ý kiến của mình thì người khác cũng thế! Mục đích của một cuộc nói chuyện hay tranh luận là để mọi người cùng bày tỏ quan điểm chứ không phải để cãi nhau và bắt mọi người phải nghe mình. Hãy giữ thái độ trò chuyện chân thành, tôn trọng người đối thoại, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Có thể sử dụng cử chỉ phụ họa (tay, mắt, điệu bộ...) nhưng nếu quá lạm dụng sẽ thành kiểu cách và giả tạo. Khi nói nên tôn trọng sự thật, đừng thêu dệt hay thổi phồng, nếu người ta biết được bạn đã nói sai sự thật thì sau này sẽ không còn ai tin bạn nữa. Khi được hỏi ý kiến, hãy nói đúng với suy nghĩ của bạn, đừng nói dối, vì đôi mắt của bạn sẽ tố cáo tất cả. Không có gì gây khó chịu cho người đối diện hơn là bạn nghĩ một đằng làm một nẻo. Đừng dùng lời lẽ nặng nề khi phê bình người khác (dù sau lưng hay trước mặt), tránh chua cay, hằn học. Tuyệt đối không đem người khác ra làm trò cười để xúc phạm họ. Người nói năng mạch lạc, rõ ràng, phát âm chuẩn, nói thong thả từ tốn, bao giờ cũng thu hút người nghe hơn là những người nói như vẹt hay nói như ăn cướp. Bạn thử để ý quan sát sẽ thấy, người có giọng trầm, ấm luôn thu hút hơn người có giọng cao, the thé. Việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thể hiện trình độ phát triển cao của con người, chính vì vậy khi tham gia giao tiếp, bạn cần phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng cũng như tính thẩm mỹ của ngôn ngữ. Đây cũng là cách để bạn tự làm đẹp thêm cho mình. Chi Mai - Ảnh: Huyền Vũ
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giao tiếp văn hoá giao tiếp ứng xử giao tiếp xã hội nghệ thuật giao tiếp kinh nghiệm giao tiếpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
10 trang 333 0 0 -
3 trang 282 0 0
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 225 0 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 191 0 0 -
Trắc nghiệm: Khả năng giao tiếp xã hội
3 trang 190 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp: Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc đại học chương trình đại trà)
46 trang 190 2 0 -
3 trang 186 0 0
-
26 điều cấm kỵ trong giao tiếp hiện đại
4 trang 140 0 0 -
nghệ thuật giao tiếp để thành công: 92 thủ thuật giúp bạn trở thành bậc thầy trong giao tiếp
217 trang 139 0 0 -
8 trang 128 0 0