Giang Kinh! Kiện bỗng buột miệng nói.- Tại sao anh lại đoán như thế? Satikô không tỏ ra ngạc nhiên, rõ ràng là cô cũng đã nghĩ như vậy.- Nếu giả thiết của mẹ em là đúng, cha em hồi còn sống đã đi tìm tung tích ông cụ ngày xưa nhập ngũ rồi sang Trung Quốc, anh cho rằng giả thiết này rất có lý, nhất là cha em lại chọn ngành nghề như thế, lại có hứng thú với văn hóa, khảo cổ và lịch sử, thì có thể nói rằng, khi cha em nán lại Giang Kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nỗi đau của đom đóm - Phần 30 Phần 30- Giang Kinh! Kiện bỗng buột miệng nói.- Tại sao anh lại đoán như thế? Satikô không tỏ ra ngạc nhiên, rõ ràng là cô cũng đãnghĩ như vậy.- Nếu giả thiết của mẹ em là đúng, cha em hồi còn sống đã đi tìm tung tích ông cụngày xưa nhập ngũ rồi sang Trung Quốc, anh cho rằng giả thiết này rất có lý, nhấtlà cha em lại chọn ngành nghề như thế, lại có hứng thú với văn hóa, khảo cổ vàlịch sử, thì có thể nói rằng, khi cha em nán lại Giang Kinh cũng là khi ông ấy đã tìmra chứng cứ. Ông nội em ngày xưa bị điều động đến Giang Kinh đang bị bao vây,và ông cũng đã “hy sinh vì nước” cũng ở Giang Kinh!- Đúng là mẹ em và em cũng nghĩ như thế. Có lẽ cha em đã “tìm ra” Giang Kinh vàcả địa điểm cụ thể nữa. Nếu thế thì nó ở đâu? Tiếc rằng bà nội em đã mất, còncác vị họ hàng cao tuổi thì không biết ông em ngày xưa phục vụ ở đâu. Hiện naychỉ biết cha em bị hại ở nhà thờ Đức Mẹ, ông Yamaa Tsuneteru cũng có liên quanđến nhà thờ này, vừa rồi bà xơ họ Sái bị giết cũng ở nhà thờ, tại sao vậy? Mẹ emtừng nghe bà Sái nói rằng nhà thờ ấy đã có 100 năm lịch sử, trong những năm 40Giang Kinh bị tạm chiếm, vẫn hoạt động bình thường. Xét về lý thì nó chẳng dínhdáng gì đến quân đội Nhật cả. Em nghĩ rằng nếu tìm ra vị trí doanh trại Nhật Bảnhồi đó thì mới có cơ may tìm ra thêm các manh mối.Quan Kiện thấy đầu mình vừa hưng phấn lại vừa rối loạn “Nhưng, dù có tra rađược thì hình như cũng không liên quan gì đến cái chết của Thi Di và 1 lô các vụ ánmạng kia…”- Lúc này thì chưa nhận ra có liên quan gì rõ rệt. Việc chúng ta điều tra về ôngYamaa Tsuneteru hầu như cũng tắc tị. Nay mới biết ông nội em và ông YamaaTsuneteru là bạn, thì lại thấy hình như có mối liên quan mơ hồ gì đó, cả nhà thờĐức Mẹ nữa, cũng có liên quan đến cái chết của cha em, và cái chết của ôngYamaa Tsuneteru. Nếu anh vẫn cho rằng cái chết của Thi Di và của mấy người kiađều liên quan đến vụ án Yamaa Tsuneteru, thì cái chết của cha em cũng là 1 cáimắt xích trong đó cũng nên.Cũng tựa như cái chết của ông Yamaa Tsuneteru, đâu chỉ đơn giản là 1 vụ án giếtngười cướp tác phẩm nghệ thuật? Kiện ngây người nhìn mãi bức ảnh đen trắngtrên màn hình di động, rồi nói: “Còn Kuroki Katsu thì sao? Em đã tìm hiểu được vềông ta chưa?”- Ông ta đã mất cách đây hơn 20 năm. Kiện im lặng, đầu anh vẫn rối bời. Satikônói tiếp “Đã tra ra được ông Kuroki Katsu nhập ngũ, làm quân y trong đội quânQuan Đông, được thăng quân hàm Đại tá. Sau khi Nhật Bản thua trận, ông ta vềNhật mở “Công ty Dược phẩm Kuroki Katsu”, làm ăn rất lớn. Em và mẹ em cũngchỉ vừa rồi mới tra ra. Tiếc rằng, hơn hai chục năm trước, cậu con út yêu quý củaông ta mắc bệnh trầm cảm rồi tự sát, ông ấy đau buồn, sinh bệnh rồi qua đời” - Hiện giờ anh thấy rất lúng túng, không rõ bước tiếp theo chúng ta nên làm gì? Satikô nói: “Em cũng thấy rất bí. Có lẽ… đúng như anh nói, chúng ta điều tra có phần lan man, nhưng em lại cảm thấy đường hướng suy nghĩ duy nhất đúng là những cái chết của Thi Di, của Yamaa Tsuneteru và của cha em, cùng với các vụ án mạng phanh thây… đều có liên quan đến nhau!” - Cha em và bà xơ họ Sái đều bị giết ở nhà thờ, ông Yamaa Tsuneteru lúc sinh thời cũng đã nhiều lần viếng thăm nhà thờ ấy, liệu chúng ta có nên đặt trọng tâm vào khu vực này không? Mấy năm qua mẹ em vẫn coi khu vực này là trọng điểm. Ngụ ý của Satikô là nếu coi khu vực nhà thờ là trọng điểm thì chưa chắc đã có thu hoạch gì. - Hay là, anh sẽ tìm hai nhà báo Nhật Bản nói chuyện xem họ có biết tình hình Giang Kinh thời Nhật tạm chiếm không? Nếu họ không biết thì chúng ta sẽ đi hỏi các nhà sử học nghiên cứu về Giang Kinh. Tắt máy rồi, Quan Kiện mới nhận ra Âu Dương San đã đi ra rất xa, cô quay trở lại bình thản nói: “xem ra em là người bị ra rìa thật rồi. Hai người tuy không nói bằng tiếng Nhật, nhưng em nghe không hiểu nổi một câu!”Hai ông Kurumada và Inouse Hitoshi đúng là như hình với bóng, khi Quan Kiện gọiđiện cho ông Kurumada thì cả hai ông đang cùng ngồi uống trà. Anh hỏi họ có biết vềGiang Kinh khi bị vây hãm không, có thể đoán biết ông Inouse Hitoshi nói trên cơ sởkhung cảnh hiện tại rằng: “Đó là 1 vết nhơ của Nhật Bản, là bi kịch của 2 nước,chúng ta là thị dân mới của Giang Kinh, nên nghiên cứu nhiều hơn”Ông Kurumada nói “Tôi phiên dịch giúp nhé, ý ông Inouse Hitoshi nói là hai chúng tôichỉ biết chút ít, biết nhiều hơn người bình thường và ít hơn các chuyên gia. Cần phảinỗ lực nhiều hơn nữa.”- Tôi muốn biết sau khi rơi vào tay quân Nhật, thì ban chỉ huy quân Nhật đóng ở chỗnào tại Giang Kinh?- Cầu Trúc Lam!, nghe thấy cả hai ông gần như đồng thời kêu lên.Quan Kiện nghĩ, thảo nào cầu Trúc Lam trở thành 1 trong mười nơi có ma ở GiangKinh.Kurumada nói tiếp, vì “Giang Kinh có vị trí địa lý rất quan trọng cho nên nó trở thành 1căn cứ địa trọng yếu của quân đội Nhật, tổng bộ chỉ huy đóng ở cầu Trúc Lam, trongthành còn có vài doanh trại nhỏ nữa, c ...