Phần 32- Học giả Nhật Bản? Quan Kiện và Satiko đồng thời ngắt lời Lưu Thạch Tài. Người ấy tên là gì?Thạch Tài lắc đầu: “Tôi nhớ tên ông ta làm gì, hỏi còn không thiết hỏi nữa là!”Quan Kiện và Satiko nhìn nhau, Quan Kiện nói: “Mai, anh sẽ gọi điện hỏi rõ”Thạch Tài nói: “Đừng phí sức nữa, anh có gọi điện cũng vô ích thôi, vì tôi đã… đánh cắp bộ rối bóng đó về rồi! Nhà bảo tàng ấy nhếch nhác, việc canh gác cũng nhếch nhác luôn, tôi chẳng phải tốn sức mà cũng thó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nỗi đau của đom đóm - Phần 32 Phần 32- Học giả Nhật Bản? Quan Kiện và Satiko đồng thời ngắt lời Lưu Thạch Tài.Người ấy tên là gì?Thạch Tài lắc đầu: “Tôi nhớ tên ông ta làm gì, hỏi còn không thiết hỏi nữa là!”Quan Kiện và Satiko nhìn nhau, Quan Kiện nói: “Mai, anh sẽ gọi điện hỏi rõ”Thạch Tài nói: “Đừng phí sức nữa, anh có gọi điện cũng vô ích thôi, vì tôi đã…đánh cắp bộ rối bóng đó về rồi! Nhà bảo tàng ấy nhếch nhác, việc canh gác cũngnhếch nhác luôn, tôi chẳng phải tốn sức mà cũng thó được”Nói xong, Thạch Tài nhìn quanh 4 phía, rồi bỗng cởi ngay áo Jacket đang mặc, tháolần lót ra. Thì ra “lót áo” chính là một cái túi đen bóng. “Trong này là những con rốibằng da bò, do chính ông ngoại tôi thuộc da, trổ cắt và khâu thành. Năm xưa đínhhôn ông đã tặng bà ngoại tôi. Hồi nọ thó ra từ nhà bảo tàng, tôi vẫn cất ở đây. Cácvị xem này…” Thạch Tài lấy ra hai cái bao da “Túi này đựng vài con rối tôi mangtừ nhà đi (kỷ vật mà ông tôi đã tặng bà tôi ngày xưa) còn túi này là các con rối tôilấy được ở bảo tàng, chúng giống hệt nhau! Vậy đương nhiên chúng vốn là củanhà tôi rồi!”. Thạch Tài moi 2 cái túi lấy ra 2 con rối dẹt, nói tiếp: “Hai con rối nàyđều là Hoàng Thiên Bá (nhân vật có thật, một trong “tứ bá” chống đối triều đìnhMãn Thanh), hai vị xem đi, có phải là giống hệt nhau không?”Quan Kiện và Satiko đón lấy hai con rối trổ cắt bằng da, đối chiếu tỉ mỉ, đúng là yhệt nhau. Thạch Tài lại nói: “Sau khi lấy được bộ con rối ở nhà bảo tàng, tôi lậptức về quê. Bà ngoại tôi đã mất, nhưng các cụ già trong thôn vừa nhìn thấy đãnhận ra ngay, đích xác là con rối bóng của thôn Tiểu Lương! Tại sao? Tại vì, rốibóng bình thường thì dùng 3 cái que để điều khiển, một que nối đầu và thân, haique nối vào 2 tay con rối, điều khiển rối bóng khó ở chỗ một nghệ nhân phải đồngthời điều khiển vài con rối, mỗi con có ba cái que. Đã đủ phức tạp chưa?Nhưngrối bóng của thôn Tiểu Lương thì mỗi con rối lắp 4 cái que! Ngoài đầu và 2 tay racòn lắp thêm 1 que ở háng con rối. Nghe nói, nếu biểu diễn đấu võ sẽ càng hayhơn. Cho đến hôm đó tôi mới hiểu ra rằng con rối bóng có 4 que mới là đặc sắc, làđỉnh cao!”- Các vị xem này, cổ, hai tay và khớp xương của Hoàng Thiên Bá đều đục lỗ, là đểxâu dây buộc vào que điều khiển, ở háng cũng có lỗ đúng chưa? Còn con rối nàycũng thế, có bốn lỗ thủng. Các vị cứ việc đến các bảo tàng mà hỏi, chỉ có con rốibóng của thôn Tiểu Lương mới có 4 que điều khiển, nhưng đã bị thất truyền mấtrồi. Cho nên, bộ con rối bóng trong bảo tàng này đích xác là đồ nghề sinh nhai củaông ngoại tôi ngày trước! Tôi lại nghĩ, bộ rối bóng của ông ngoại lưu lạc đếnGiang Kinh, chắc hẳn phải có nguồn cơn chi đây. Ngày ấy họ đến Giang Kinh làmgì? Sau khi giặc Nhật bị tống cổ, thì họ đi đâu? Sao không có chút tin tức gì? Và tạisao rối bóng của ông ngoại tôi lại bị trôi giạt, không tiếp tục truyền nghề? Thực làđáng tiếc! Cho nên tôi tiếp tục ở lại Giang Kinh lao động, đồng thời nghe ngóng,nhưng không có kết quả. Tết vừa qua công trường cho nghỉ vài ngày, tôi khôngmuốn chen tàu hỏa chật chội trong dịp cao điểm vận tải, nên ở lại Giang Kinh ănTết. Hôm đó tôi bày các con rối ra ngắm nghía, và bỗng nhận ra rằng có 1 con rốikhông làm bằng da mà làm bằng bìa… cũng không phải thế, thực ra nó được cắt từvải. Đây, hai vị xem đi…Thạch Tài đưa ra một con rối mà anh ta gọi là làm từ bìa, hỏi “có thấy là rất giốngkhông?”“Ôi…” cả Quan Kiện và Satiko đều khẽ kêu lênĐúng như Thạch Tài nói, hình thù này được cắt ra từ miếng vải màu xám, trông cócảm giác lập thể rất rõ rệt, đủ thấy người trổ cắt nó rất khéo tay. Phần trên củanó hình bầu dục, trông tựa như hình lập thể của 1 cái bát, có thể thấy rõ cái “bát”lõm xuống, dưới chậu là một cái đế hình trụ, phía đáy thì rộng ra, hơi giống hìnhtam giác.Nhìn vào, nhận ra ngay nó có hình dáng giống như cái giá sắt kỳ lạ đặt ở gần bứctường xa xa kia.Lưu Thạch Tài nói tiếp: “Tôi không cần dài lời nữa chứ gì? Thoạt đầu tôi rất bănkhoăn trong bộ con rối này lại thừa ra một mẩu vải vớ vẩn, không có vẻ gì là 1đạo cụ, nó là hình thù quái gì vậy? Tôi cầm nó lên ngắm đi ngắm lại mãi, rồi pháthiện ra ở chỗ này này, hai vị nhìn đi, có 1 đường khâu chỉ đen…”Đúng thế, ở chỗ tiếp giáp giữa cái bát và cái trụ đỡ có những mũi khâu đen đen.- Tôi nghĩ mãi, tại sao phải có cái đường khâu chẳng đâu vào đâu thế này? Thế làtôi dùng cái “nhíp” nhể đường chỉ ra. Tôi nhận ra rằng vải có 2 lớp, tôi bèn tách nóra. Đúng thế thật!Thạch Tài nhẹ nhàng rút sợi chỉ ra.Ở chỗ được khâu, thì bên trong “rỗng” còn các chỗ khác, hai lớp vải được dán dínhchặt, tất nhiên vẫn có thể bóc ra, Thạch Tài tách 2 lớp vải ra. Hai vị nhìn đi, thấycái gì ở lớp vải phía dưới?Hình một cây thập tự màu đỏ sẫm!Nếu soi trước ánh sáng, sẽ thấy nó có ánh đỏ, rất giống như… vẽ bằng máu.Thạch Tài hít vào một hơi thật sâu, rùng mình, cúi đầu.Quan Kiện nói: “Rồi anh đã đi quanh khắp các nhà thờ ở Giang Kinh, cuối cùng tìmđến đây…” ...