Danh mục

Nội dung cơ bản của Luật tiếp cận thông tin một số nước

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.72 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tự do thông tin là một quyền cơ bản đối với mỗi con người. Quyền này cho phép và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là một sự bảo vệ quan trọng chống lại các hình thức lạm dụng, các việc làm sai trái và tham nhũng. Quyền này cũng có thể đem lại lợi ích cho các Chính phủ thông qua việc đem lại sự minh bạch và cởi mở trong các quá trình ra quyết định và qua đó cải thiện lòng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội dung cơ bản của Luật tiếp cận thông tin một số nước Nội dung cơ bản của Luật tiếp cận thông tin một số nước Tự do thông tin là một quyền cơ bản đối với mỗi con người. Quyền này cho phép và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là một sự bảo vệ quan trọng chống lại các hình thức lạm dụng, các việc làm sai trái và tham nhũng. Quyền này cũng có thể đem lại lợi ích cho các Chính phủ thông qua việc đem lại sự minh bạch và cởi mở trong các quá trình ra quyết định và qua đó cải thiện lòng tin của công chúng đối với các hoạt động của Chính phủ (1). 1. Lợi ích của việc ban hành luật tiếp cận thông tin Đến năm 2009, đã có 86 nước trên thế giới ban hành Luật về Tiếp cận thông tin. Quốc gia đầu tiên ban hành luật liên quan đến quyền tiếp cận thông tin là Thụy Điển (năm 1766), sau đó một số nước khác cũng có đạo luật riêng như Mỹ ban hành Luật Tự do thông tin (năm 1966), Canada (1983), Hungary (1992), Anh (năm 2000), Nam Phi (năm 2000)... Ở châu á, một số nước đã ban hành luật này như Thái Lan (12/1997), Hàn Quốc (1/1998), Nhật Bản (4/2001), Ấn Độ (năm 2005), Inđônêxia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines... Một số quốc gia khác cũng đang trong quá trình chuẩn bị ban hành luật này hoặc ban hành nghị định riêng để điều chỉnh về vấn đề này. Theo Báo cáo về tiếp cận thông tin trên thế giới thì việc ban hành luật về tiếp cận thông tin mang lại một số lợi ích cơ bản sau đây: 1.1. Thu hút sự tham gia của công chúng và thực hiện dân chủ Tự do thông tin là yếu tố quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của công chúng vào các công việc xã hội. Đồng thời, công chúng chỉ thực sự có khả năng tham gia vào các quá trình dân chủ khi họ có đầy đủ các thông tin về các chính sách và hoạt động của Chính phủ. Dân chủ là dựa trên sự đồng thuận của các công dân và sau đó Chính phủ thông báo cho các công dân về các hoạt động của mình và thừa nhận quyền của các công dân được tham gia vào các công việc của Chính phủ. Nhận thức của công chúng về các lý do ban hành ra một quyết định của Chính phủ có thể tăng cường khả năng ủng hộ và giảm những hiểu lầm hay sự không hài lòng của công chúng sau này. Cá nhân các Nghị sĩ cũng có nhiều khả năng hơn trong việc thực hiện quyền năng giám sát của mình. Lòng tin vào Chính phủ cũng được cải thiện nếu như công chúng tin rằng, các quyết định đưa ra có thể dự báo trước. Ủy ban New Zealand, một trong những cơ quan có sự đóng góp to lớn cho sự ra đời của Luật Thông tin, chính thức nhận định rằng: “Tự do thông tin ở mức độ cao không có nghĩa là sẽ chấm dứt được mọi sự bất đồng quan điểm trong xã hội cũng như giải quyết được hết các vấn đề chính trị chủ yếu. Tuy nhiên, nếu quyền này được áp dụng một cách hệ thống với sự quan tâm thích đáng nhằm cân bằng các nhóm lợi ích khác nhau thì quyền này có thể làm thu hẹp việc bất đồng quan điểm, tăng cường tính hiệu quả của các chính sách được ban hành cũng như nâng cao lòng tin của nhân dân vào hệ thống chính trị”. 1.2. Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp Luật Tự do thông tin có thể tăng cường khả năng thực thi các quyền chính trị và kinh tế khác. Ở Ấn Độ, Luật Tự do thông tin được sử dụng trong việc phân phối lương thực, thực phẩm bằng quy định rằng, những người cung cấp thực phẩm không được phép lạm dụng việc cung cấp lương thực được Chính phủ trợ cấp nhằm làm bần cùng hóa người dân. Điều này đã tạo ra một sự thay đổi căn bản trong hệ thống phân phối lương thực nhằm đảm bảo cho các công dân được nhận phần lương thực của mình trong khi những nhà cung cấp cũng được nhận tiền công một cách đầy đủ. Nhiều quốc gia khác cũng sử dụng quyền tự do thông tin nhằm thúc đẩy các quan chức Chính phủ phải phản ứng và có hành động một cách nhanh chóng hơn đối với các vấn đề đã tồn tại dai dẳng trong xã hội như là đường sá, xây dựng và tạo việc làm. Ở Thái Lan, một người mẹ có con bị từ chối không cho nhập học vào một trường công đầy danh tiếng đã yêu cầu nhà trường phải cho xem kết quả thi đầu vào. Khi nhà trường từ chối, người mẹ này đã nộp đơn lên ủy ban Thông tin và cho Tòa án. Kết quả là, bà nhận được thông tin về việc con cái của nhiều người có ảnh hưởng lớn đã được chấp nhận vào học trong trường mặc dù có điểm thi rất thấp. Sau đó, Hội đồng Nhà nước đã ban hành một quyết định rằng, các trường chỉ được phép tiếp nhận sinh viên dựa trên một yếu tố duy nhất là kết quả học tập. Tại Hoa Kỳ, Luật Tiếp cận thông tin được sử dụng đã phát hiện ra nhiều trường hợp tra tấn hoặc giám sát bất hợp pháp do các cơ quan Chính phủ thực hiện. Một số Luật như Luật Bảo vệ dữ liệu hoặc một số Luật Tự do thông tin còn cho phép các cá nhân được tiếp cận tài liệu lưu trữ do cá nhân và các tổ chức tư nhân nắm giữ cũng như cho phép thực hiện quyền được tiếp cận và quyền được sửa đổi các tài liệu lưu trữ cá nhân và đảm bảo rằng các tài liệu này luôn chính xác và các quyết định được đưa ra không dựa trên các thông tin không có liên quan hoặc không được cập nhật. Quyền này cũng đảm bảo rằng, mọi người có thể nhận thức một cách rõ ràng những lợi ích hoặc dịch vụ mà họ có quyền được hưởng và xem họ có được nhận đúng và đủ các lợi ích đó không. Ở Nam Phi, các quy định về tiếp cận thông tin trong Luật Tăng cường tiếp cận thông tin đã cho phép các cá nhân muốn biết tại sao đơn xin vay tiền của họ bị ngân hàng từ chối, hay các cổ đông thiểu số muốn xem hồ sơ lưu trữ của các công ty tư nhân, hay một nhà lịch sử đang nghiên cứu về việc một công ty phúc lợi tư nhân hoạt động như thế nào trong thời kỳ phân biệt chủng tộc, hoặc cả việc một nhóm hoạt động môi trường muốn tìm hiểu về ảnh hưởng của các dự án đến môi trường. 1.3. Làm cho các cơ quan và Chính phủ hoạt động tốt hơn Luật Tự do thông tin cũng có khả năng cải thiện cách thức làm việc của các cơ quan Chính phủ. Nếu đã biết rằng, một quyết định đưa ra sẽ được công bố công khai thì khi dự thảo quyết định đó, các cơ quan Chính phủ phải dựa trên các cơ sở và lý do khách quan, xác đáng. Vào năm 1997, ủy ban Pháp luật Ne ...

Tài liệu được xem nhiều: