Giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ là vấn đề bắt buộc trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập. Muốn cùng chung sống, cùng tồn tại, cùng phát triển thì các dân tộc phải hiểu nhau. Nội dung cơ bản của giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng là hiểu biết văn hóa dân tộc mình và văn hóa các dân tộc khác, tôn trọng, khoan dung sự khác biệt văn hóa, có kĩ năng giải quyết các xung đột văn hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội dung giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 125-130
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0057
NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA
Phan Thanh Long
Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ là vấn đề bắt buộc trong thời đại toàn cầu
hóa và hội nhập. Muốn cùng chung sống, cùng tồn tại, cùng phát triển thì các dân tộc phải
hiểu nhau. Nội dung cơ bản của giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ nói chung, sinh viên
nói riêng là hiểu biết văn hóa dân tộc mình và văn hóa các dân tộc khác, tôn trọng, khoan
dung sự khác biệt văn hóa, có kĩ năng giải quyết các xung đột văn hóa...
Từ khóa: Đa văn hóa, nội dung giáo dục đa văn hóa, sinh viên các trường đại học, hội
nhập, toàn cầu hóa.
1.
Mở đầu
Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi phải đào tạo thế hệ trẻ thành “công dân toàn
cầu” đáp ứng yêu cầu của các nền văn hóa khác nhau, các trình độ phát triển khác nhau. Vì thế,
vấn đề giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ đang được quan tâm và đề cao.
Nghị quyết của Ban cán sự Đảng bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát triển ngành Sư phạm
và các trường sư phạm từ năm 2007 đến 2015 cũng đề ra trong lộ trình thực hiện các nhiệm vụ
trọng tâm là “. . . đưa yếu tố văn hóa dân tộc, toàn cầu hóa vào giáo dục đào tạo. . . ” [4; tr.11].
Ở một số trường đại học Việt Nam cũng đã bắt đầu chú ý đến giáo dục đa văn hóa cho
sinh viên như ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Đảng uỷ Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/ĐU (ban hành ngày 04-12-2015) lần đầu tiên xác định triết
lí giáo dục là: Giáo dục toàn diện - Khai phóng - Đa văn hoá (Whole Person - Liberal - Multi
Cultural Education).
Một số công trình nghiên cứu về giáo dục đa văn hóa ở nước ta đến nay có thể kể đến là:
Chương trình giáo dục đa văn hóa ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Duy Mộng Hà [5]; Xung quanh vấn đề toàn cầu
hóa văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Tuyến [13]; Phạm Xuân Nam với Cam kết với tính đa dạng
văn hóa trong bối cảnh toàn cầu [8]. Trần Lê Bảo với Đối thoại giữa các nền văn hóa trong xu thế
toàn cầu hóa, vns.hnue.edu.vn [1]; Tác giả Hà Thị Quỳnh Hoa “Chủ nghĩa Đa văn hóa: Một số
vấn đề lí luận và thực tiễn” [6] . . .
Ở nước ngoài có thể kể đến các tác giả và một số công trình sau: Banks, James A. (1994),
An introduction to multicultural education [16]; Banks, James A.; Banks, Cherry A. McGee
(1995), Multicultural education: Issues and Perspectives [20]; Burnett, Gary (1998), Varieties
Ngày nhận bài: 15/4/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2016.
Liên hệ: Phan Thanh Long, e-mail: phanthanhlongqb@gmail.com
125
Phan Thanh Long
of multicultural education: An Introduction [21]; Kitano, M. (1998), Multicultural curriculum
transformation in higher education [18]; Paul C. Gorski (2001), Multicultural Education and the
Internet: Intersections and Intergrations [19]; Banks, J. (2001), Multicultural education: Historical
development, dimension and Practice [15]; Gloria M. Ameny-Dixon (2004), “Why Multicultural
education is more important in Higher Education now than ever: a global perspective” [17]. . .
Những công trình trên đã đề cập đến nhiều vấn đề của quá trình giáo dục đa văn hóa nhằm
phục vụ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập. Tuy vậy, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về
nội dung giáo dục đa văn hóa cho thanh, thiếu niên, trong đó có sinh viên.
Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn các nội dung giáo dục đa văn hóa cho sinh viên sao cho vừa
phù hợp với xu thế của thế giới vừa phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây là mục tiêu chính của
bài báo này.
2.
Nội dung nghiên cứu
Mặc dù nội dung giáo dục đa văn hóa đã được các tác giả bàn đến nhưng còn tản mạn. Mỗi
tác giả đi sâu vào một nội dung cụ thể, vì một mục đích cụ thể nào đó. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi đã hệ thống hóa, phát triển làm sáng tỏ các nội dung giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ
nói chung, cho sinh viên nói riêng ở nước ta. Cụ thể là:
2.1.
Giáo dục sự hiểu biết về “văn hóa bản thân”
Thông thường khi nói giáo dục hiểu biết đa văn hóa thì người ta có xu hướng nghĩ tới việc
học tập về văn hóa của “nước khác” ở bên ngoài nước mình hay của tộc người khác. Tuy nhiên để
hiểu biết đúng đắn về đa văn hóa thì trước tiên cần phải hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về văn hóa của
bản thân, nếu như làm sâu sắc hiểu biết về văn hóa của bản thân thì sự hiểu biết sâu sắc về đa văn
hóa sẽ được tạo ra nhờ vào nghiên cứu giao tiếp giữa các nền văn hóa.
Hiểu biết về “văn hóa bản thân” là hiểu về phong tục, tập quán của quê hương, đất nước,
hiểu về những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. . . Đó là những giá trị văn hóa dân tộc
khác không có, hoặc không rõ ràng. Từ đó, giáo dục sinh viên ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá t ...