Danh mục

Nội dung ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 – Trường THCS Tân Bình

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 516.39 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Nội dung ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 – Trường THCS Tân Bình" giúp học sinh hệ thống lại kiến thức lý thuyết đã học từ đó vận dụng vào giải các bài tập dụng ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội dung ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 – Trường THCS Tân Bình Trường THCS Tân Bình NỘI DUNG ÔN TẬP HK1 MÔN SINH 9Họ tên: …………………………………Lớp:……… NĂM HỌC 2020 – 2021 PHẦN LÝ THUYẾT1. Lai phân tích:- KN: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tínhtrạng lặn.- Phương pháp: Cho cá thể mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn:+ Nếu kết quả phép lai đồng tính (100 trội) thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).+ Nếu kết quả phép lai phân tính (1 trội : 1 lặn) thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).- Mục đích của lai phân tích: Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (kiểm tra độ thuần chủngcủa sinh vật có ý nghĩa trong chọn giống). CHƢƠNG 2: NHIỄM SẮC THỂ2. Phân biệt bộ NST đơn bội, bộ NST lưỡng bội: - Bộ NST lưỡng bội (2n NST): Trong tế bào chứa các cặp NST tương đồng - Bộ NST đơn bội (n NST): Trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp NST tương đồng3. Trình bày cấu trúc của NST: NST có cấu trúc đặc trưng vào kì giữa của quá trình phân bào: - Gồm 2 Cromatit đính với nhau ở tâm động. - Mỗi Cromatit gồm 1 AND và Protein histon4. Quan sát hình nhận biết các kì và trình bày những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong quátrình giảm phân (Nội dung trong Chủ đề Phân Bào).5. Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh:Sự phối hợp các quá trình Nguyên phân, Giảm phân và Thụ tinh đã:- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể;- Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa.6. Quan sát hình 12.2. Cơ chế NST xác định giới tính ở người  Trả lời câu hỏi . Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ (1 :1)?Vì qua giảm phân 2 loại tinh trùng X, Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, trong thụ tinh 2 loại tinh trùng nàykết hợp với trứng có xác suất ngang nhau. CHƢƠNG 3: ADN VÀ GEN7. Nguyên tắc nhân đôi của AND (Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lạigiống ADN mẹ?): Vì ADN nhân đôi theo nguyên tắc:- Nguyên tắc khuôn mẫu: ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nộibào theo nguyên tắc: A với T, G với X, và ngược lại.- Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có một mạch là của ADN mẹ (mạch khuôn) , mạch còn lạiđược tổng hợp mới.8. Mối quan hệ giữa Gen và ARN: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc:- Nguyên tắc khuôn mẫu: ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu làm một mạch đơn của gen- Nguyên tắc bổ sung. (A – U; T – A; G – X; X – G) Do đó, trình tự các Nucleotit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các Nucleotit trên mạch mARN.9. Mối quan hệ gen và tính trạng: Sự tổng hợp phân tử Protein: 1- Phân tử Protein được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là mạch mARN và theo Nguyên tắc bổ sung A –U, G– X.- Tương quan cứ 3 Nucleotit tương ứng với một Axit amin. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện theo sơ đồ sau:Gen (1 đoạn ADN) 1 mARN 2 prôtêin 3 tính trạng  1: Gen là khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN  2: mARN là khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin cấu tạo nên prôtêin  3: prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể- Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong sơ đồ:  (1): A – U ; T – A; G – X; X – G  (2): A – U; G – X và ngược lại CHƢƠNG 4: BIẾN DỊ10. Quan sát hình 21.1/trang 62sgk và trả lời các câu hỏi: Đột biến gen là gì? Các dạng của đột biến gen?- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.- Gồm các dạng:+ Mất cặp nuclêôtit+ Thêm cặp nuclêôtit+ Thay thế cặp nuclêôtit Nguyên nhân phát sinh đột biến gen?Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể. Hậu quả đột biến gen?Sự biến đổi trong cấu trúc gen  biến đổi cấu trúc của loại prôtêin mà nó mã hóa  biến đổi ở kiểu hình.Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Các gen lặn muốn biểu hiện ra kiểu hình phải ở thể đồng hợp. Vai trò của đột biến gen? Đột biến gen thường có hại nhưng cũng có khi có lợi - VD có hại: đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp diệp lục ở lúa, gây dị dạng ở lợn. - VD có lợi: đột biến ở lúa làm cây cứng và nhiều bông Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Vì biến đổi gen phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đờitrong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin11. Đột biến cấu trúc NST Đột bi ...

Tài liệu được xem nhiều: