Danh mục

Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính

Số trang: 24      Loại file: docx      Dung lượng: 33.60 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, trước tiên phải so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa kì và đầu năm. Qua so sánh, có thể thấy được sự thay đổi quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, số tổng cộng của tài sản và nguồn vốn tăng giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó cần đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI  PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp có thể được trình bày theo hai cách sau: ­ Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính ­ Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính. Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính là nội dung phân tích mà đồ án sử  dụng. Vì vậy, nội dung phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính, không  được nêu chi tiết ở phần này mà đựơc trình bày chi tiết ở phần sau (Chương 2). Phân tích khái quát tình hình tài chính Để  đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, trước tiên phải so sánh tổng tài   sản và tổng nguồn vốn giữa kì và đầu năm. Qua so sánh, có thể  thấy được sự  thay đổi quy   mô vốn mà doanh nghiệp sử  dụng trong kỳ  cũng như  khả  năng huy động vốn của doanh   nghiệp. Tuy nhiên, số tổng cộng của tài sản và nguồn vốn tăng giảm là do nhiều nguyên nhân  khác nhau, do đó cần đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế  toán. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại tài sản này   được hình thành chủ  yếu từ  nguồn vốn chủ  sở  hữu, nhưng cân đối này chỉ  mang tính lí   thuyết tức là nguồn vốn chủ sở hữu chủ doanh nghiệp đủ  trang trải các loại tài sản cho các   hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Thực tế thường xảy ra 1 trong 2   trường hợp sau: ­ Trường hợp doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng. ­ Trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn để  trang trải tài sản nên doanh nghiệp phải đi vay   hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Qua phân tích các mối quan hệ cân đối, cho thấy số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc   đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và nợ phải trả. Bên cạnh đó, trong phân tích tổng quát ta còn tính toán và so sánh các chỉ tiêu tỉ suất tài trợ đẻ  thấy được khả năng đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của công ty   (phần này được trình bày trong phân tích kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp). Bên cạnh đó,  về  khả  năng thanh toán cũng cần được quan tâm chú ý (được trình bày  ở  phần nhu cầu và   khả năng thanh toán) Phân tích chi tiết tình hình tài chính Trong phân tích chi tiết tình hình tài chính ta đi phân tích tình hình phân bổ vốn, xem xét doanh   nghiệp đã phân bổ vốn hợp lí và phát huy hiệu quả chưa? Để phân tích, ta tiến hành xác định   tỉ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu kì và cuối kì và so sánh sự thay đổi về tỉ trọng giữa   đầu kì và cuối kì nhằm tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch này. Qua so sánh ta thấy được  sự  thay đổi về  số  lượng, quy mô và tỉ  trọng của từng loại vốn. Để  có thể  thấy được tình   hình thay đổi của tài sản là hợp lí hay không cần đi sâu nghiên cứu sự biến động của tài sản.  Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ để  tạo tiền đề  tăng năng  suất lao động và sử dụng vốn đầu tư  có hiệu quả  hoặc đầu tư  tài chính dài hạn được xem   xét thông qua các chỉ tiêu: Tỉ suất đầu tư chung, tỉ suất đầu tư tài sản cố định, tỉ suất đầu tư  tài chính dài hạn. Bên cạnh đó việc phân tích kết cấu nguồn vốn; phân tích tình hình công nợ  và khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả và khả năng sinh lợi của vốn; phân tích tình hình  đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được phân tích một cách cụ thể và được  trình bày cụ thể trong Chương 2 của đồ án này. Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính. Phân tích các tỷ lệ tài chính Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính chủ yếu thường được phân thành 4 nhóm chính.  Đó là: nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ  lệ  về  khả  năng hoạt động, nhóm tỷ  lệ  về  khả  năng sinh lãi. Nhìn chung, mối quan tâm trước  hết của các nhà phân tích tài chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh  không? Liệu doanh nghiệp có khả  năng đáp  ứng được những khoản nợ  đến hạn không?  Nhưng tuỳ theo mục đích phân tích tài chính mà nhà phân tích tài chính chú trọng nhiều hơn   đến nhóm tỷ  lệ  này hay nhóm tỷ  lệ  khác. Chẳng hạn, các chủ  nợ  ngắn hạn đặc biệt quan   tâm đến tình hình khả  năng thanh toán của người vay. Trong khi đó, các nhà đầu tư  dài hạn   quan tâm nhiều hơn đến khả  năng hoạt động có lãi và hiệu quả  sản xuất kinh doanh. Họ  cũng cần nghiên cứu tình hình về  khả  năng thanh toán để  đánh giá khả  năng của doanh  nghiệp đáp  ứng nhu cầu chi trả  hiện tại và xem xét lợi nhuận để  dự  tính khả  năng trả  nợ  cuối cùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ lệ cân đối vốn vì sự thay  đổi tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ. Các tỷ lệ tài chính cung cấp cho người phân tích khá đầy đủ các thông tin về từn ...

Tài liệu được xem nhiều: