Danh mục

Nỗi khổ có bố mẹ là... doanh nhân

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

.Tiền bạc được coi là chìa khóa vạn năng, có thể bù đắp mọi thiếu hụt trong đó có cả tình yêu và cả sự... bất lực của bố mẹ. Và nếu bỗng nhiên tiền bạc trở nên vô tác dụng... Thì một số bậc phụ huynh không biết phải làm gì nữa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nỗi khổ có bố mẹ là... doanh nhân Nỗi khổ có bố mẹ là... doanh nhân(HocKynang.com) - ...Tiền bạc được coi là chìa khóa vạn năng, có thểbù đắp mọi thiếu hụt trong đó có cả tình yêu và cả sự... bất lực củabố mẹ. Và nếu bỗng nhiên tiền bạc trở nên vô tác dụng...Thì một số bậc phụ huynh không biết phải làm gì nữa. Ví dụ, khi conmèo của cô con gái nhỏ bị ô-tô cán chết, cô bé rất đau khổ và ông bốkhông biết phải an ủi con gái như thế nào đã mua tặng con... đôi khuyêntai đính kim cương. Marina Melia - chuyên gia tâm lý, Tổng giám đốcCông ty MM-Class của Nga hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn Tâm lý tậpđoàn chia sẻ với các doanh nhân một vấn đề đáng lưu tâm. Câu chuyệncủa bà như sau:“Gần đây tôi phải tư vấn cho hai ông chủ doanh nghiệp về một đề tàikhông giống với thông lệ. Họ là những người thành đạt và nghị lực. Họkhông than phiền về những âm mưu quỷ kế của các đối thủ cạnh tranh;về sự bất tín của những nhà cung cấp; sự biếng nhác của nhân viên dướiquyền mà về... những đứa con của mình.Người thứ nhất than phiền rằng: cậu con trai của ông càng ngày càng cónhững đòi hỏi quá quắt hơn - những món quà đắt tiền; các chuyến dulịch; các trò tiêu khiển. Cậu bé không biết quý trọng những đồ vật mà bốmẹ mua cho, liên tục đập vỡ đồ chơi, sau đó lại đòi mua cái khác...Bố của cậu thiếu niên thứ hai, ngược lại với ông bố thứ nhất, than phiềnrằng: con mình không tha thiết với bất thứ gì cả. Ai cho gì cậu cũnghững hờ. Cậu bé không đặt ra cho mình bất kỳ một mục đích nào vàcũng không mơ ước điều gì hết. Tất cả mọi thứ đối với cậu đều chánngắt. Cả ngày cậu chỉ vạ vật trong nhà, hết giường lại đến ghế.Và cả hai ông bố, không hề quen biết nhau, đều đi đến một kết luậnrằng: chính tiền bạc đã gây nên hiện tượng này!Vấn đề mà những người khách hàng của tôi gặp phải, thoạt nhìn có vẻkhác nhau, nhưng về bản chất chỉ là một. Quan hệ tình cảm giữa bố mẹvà con cái đã bị thay thế bằng tiền bạc và các đồ vật đắt tiền. Trong tìnhhuống này, chúng ta sẽ gặp phải hai dạng hành vi khác nhau của đứa trẻphụ thuộc vào khí chất và tính cách của chúng.Đối với những đứa bé hiếu động, bướng bỉnh, phách lối và hay hờn dỗi,nếu không được bố mẹ quan tâm đầy đủ chúng sẽ bị rơi vào trạng tháitâm lý “đói khát” và sinh ra tình trạng không hài lòng mạn tính vớinhững yêu sách không giới hạn. Đứa bé sẽ cố gắng thỏa mãn những đòihỏi tâm lý của mình một cách vô ý thức bằng tiền bạc của bố mẹ vàkhông bao giờ thấy đủ. Dù bố mẹ có mua cho cái gì đi chăng nữa đối vớinó vẫn là quá ít, nó rất chóng chán và liên tục đòi thêm cái mới...Chúng luôn luôn tự so sánh mình với những người xung quanh theochiều hướng có hại cho bản thân. Đứa trẻ cảm thấy mình như bị tướcđoạt mất một điều gì đó. Về phía các phụ huynh, họ sử dụng tiền bạc đểlấp khoảng trống quan hệ tinh thần đáng lẽ phải có với con cái. Và hiểnnhiên, đây là việc làm vô ích.Còn đối với những đứa bé ít hiếu động hơn, đa sầu đa cảm, hay phụthuộc vào người khác, không có khả năng thể hiện bản thân, thì khikhông nhận được sự hỗ trợ tinh thần cần thiết từ phía bố mẹ, chúng cảmthấy mình trở nên vô dụng, không được yêu mến và rơi vào trạng tháikhông biết phải làm gì cả.Đây là trường hợp mà các nhà tâm lý học gọi là “kết nang”: đứa trẻ thumình lại giống như con ốc chui vào trong vỏ, và khi đã đến mức đó thìdù bố mẹ có cố gắng đến đâu, có tìm mọi cách nhử “chú ốc” ra ngoàibằng hàng núi quà cáp cũng vô ích. Đứa trẻ không cho phép mình “chuira” vì sợ bị “lừa”, nó nhận các món quà với thái độ lãnh cảm, như mộtviệc không thể đừng. Một vật dù có đắt tiền đến đâu cũng không thể bùđắp được sự thiếu hụt tình yêu và tình cảm ấm áp của bố mẹ. Bằng chínhcảm nhận của mình, đư có được “kinh nghiệm” đau đớn đầu tiên về cuộcsống: điều quan trọng nhất là sự quan tâm của bố mẹ mà không thể cóđược, vậy liệu còn điều gì đáng để mơ ước hơn?Trong cả hai trường hợp đều là phản ứng của đứa trẻ khi quan hệ mẫu tửbị thay thế bằng tiền bạc và tùy vào tính cách của từng đứa trẻ mà phảnứng này sẽ khác nhau.Ngày nay, tình trạng này xảy ra trong rất nhiều gia đình mà bố mẹ quábận rộn với công việc đến mức tâm trí và tình cảm của họ nằm ở một nơi“xa lắc” so với với nhu cầu của chính những đứa con ruột của mình. Rấtthường xảy ra tình huống, những ông bố bà mẹ giàu có cho rằng tiền bạclà thứ tốt nhất mà họ có thể đem lại cho con cái. Hiển nhiên, tiền bạc cóthể đem lại các điều kiện tốt về giáo dục, làm cho cuộc sống trở nên thúvị, đem đến sự tiện nghi và cảm giác an toàn. Và vô hình trung, các bốbà mẹ đã tự biến mình thành những thày phù thủy đầy quyền năng có thểthỏa mãn bất cứ đòi hỏi vật chất nào của con cái.Không hiếm khi chúng ta nghe thấy câu nói: “Tôi có thể cho con cáinhiều hơn là việc chỉ phí thời gian với chúng”; “Chung quy tôi làm việccũng là vì con cái”. Tam giác quan hệ “thời gian-tiền bạc-con cái” ở đâycó thể hiểu như sau: thời ...

Tài liệu được xem nhiều: