Danh mục

Nỗi lòng cha mẹ có 'ngựa non' trở chứng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.04 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều phụ huynh đang đối mặt với tình huống nan giải khi trẻ tuyên bố: “Con sẽ nghỉ học!”. Họ vắt tay lên trán: Tương lai con sẽ ra sao? Giận dữ, la mắng, khóc, buồn hay năn nỉ, dỗ ngọt… là những tình huống mà hầu hết bố mẹ nào rơi vào hoàn cảnh này đều trải qua. Bố mẹ làm việc vất vả với mong muốn lo cho con ăn học thành tài. Tuy nhiên, bọn trẻ đáp lại công lao khó nhọc của bố mẹ bằng thái độ dửng dưng chỉ biết hưởng thụ và sao lãng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nỗi lòng cha mẹ có “ngựa non” trở chứng Nỗi lòng cha mẹ có “ngựa non” trở chứng Nhiều phụ huynh đang đối mặt với tình huống nan giải khi trẻ tuyên bố: “Con sẽ nghỉ học!”. Họ vắt tay lên trán: Tương lai con sẽ ra sao? Giận dữ, la mắng, khóc, buồn hay năn nỉ, dỗ ngọt… là những tình huống mà hầu hết bố mẹ nào rơi vào hoàn cảnh này đều trải qua. Bố mẹ làm việc vất vả với mong muốn lo cho con ăn học thành tài. Tuy nhiên, bọn trẻ đáp lại công lao khó nhọc của bố mẹ bằng thái độ dửng dưng chỉ biết hưởng thụ và sao lãng học hành. Đứa con không màng đến tương lai Với một số bố mẹ mải lo kinh doanh, buôn bán… tất cả sự quan tâm đến con cái đều qui ra tiền! Chính đó là điểm khởi đầu cho rất nhiều trường hợp hư hỏng của con cái. Cũng từ đây, con trẻ không hiểu được tầm quan trọng của việc học cũng như ý thức về tương lai của mình. Có một thực tế đang diễn ra ở những thành phố lớn là nhiều học sinh con nhà khá giả bỏ học vì không thích học nữa. Đó là trường hợp của Nguyễn Minh Nhựt, 15 tuổi, học lớp 9 tại một trường trung học phổ thông ở Q.2, TP. HCM. Trước đây, Nhựt rất ngoan, học hành chăm chỉ và luôn là học sinh giỏi. Mọi chuyện chỉ tồi tệ đi khi Nhựt bắt đầu học lớp 8. Bố mẹ là chủ vựa vật liệu xây dựng nên lo cho Nhựt chẳng thiếu thứ gì. Đi học có tiền rủng rỉnh trong túi, Nhựt sa đà vào trò chơi điện tử và yêu sớm. Cậu bé thường xuyên bỏ học, đón taxi cùng người yêu du lịch tận Vũng Tàu và các khu giải trí. Vừa qua, chị Nguyễn Như Mai, 38 tuổi, mẹ của Nhựt đi họp phụ huynh về và rất giận dữ. Chị ném sổ liên lạc vào mặt con khi cậu bé đang nằm gác chân xem ti -vi: “Mày học hành như thế hả. Tổng cộng trung bình các môn có 4,0. Cô giáo nêu tên mày nhiều tội lắm, làm xấu hổ mặt tao đi họp!”. Nhựt vùng ngồi dậy và trả treo: “Thì con đã nói với mẹ là con không muốn học nữa mà. Kỳ này nghỉ Tết, sẵn tiện con nghỉ học luôn. Nhà mình giàu thế này, học nhiều cũng chẳng để làm gì. Con đang muốn lấy vợ đây!”. Chị Mai sững người. Đỉnh đầu chị nóng như bốc khói, chị xông đến kéo tai thằng con trai đang đứng cao hơn mình một cái đầu và ghì xuống, tay kia vả vào mặt mấy cái. Thấy hai mẹ con ẩu đả, chồng chị xông vào can ngăn. Thấy con ngồi xuống, nhìn bố mẹ bằng ánh mắt hằn học, chị òa khóc: “Vợ chồng tôi nai lưng làm lụng, xây dựng cơ ngơi với mong muốn sau này để dành cho cậu. Vậy mà bây giờ cậu trả công ơn dưỡng dục cho cha mẹ như thế đấy hả?”. Giải pháp nào khi con trở chứng Cả cái Tết, vợ chồng chị gần như không màng đến cái gì. Chị nghĩ cách dùng lời ngon ngọt dỗ dành con đi học trở lại. Trong khi đó, anh Bình hết phân tích cho con hiểu đến dọa nạt nhưng Nhựt vẫn khăng khăng ý định bỏ học. Khác với trước kia, học sinh đòi bỏ học vì gia cảnh nghèo khó, bố mẹ bất lực nhìn con thất học vì không có tiền đóng học phí. Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh làm ra tiền, có địa vị xã hội nhưng lại bất lực chứng kiến con mình thất học vì không có ý chí học hành. Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Trần Thị Hồng Hà, công tác tại trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân và gia đình thuộc Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cho biết:: “Ngày càng có nhiều cuộc gọi điện thoại của các bậc phụ huynh than vãn về chuyện con sao lãng học hành. Phổ biến nhất vẫn là chứng nghiện game, yêu sớm, ham chơi, thích đàn đúm… Nhiều phụ huynh bày tỏ lo ngại con trở thành kẻ xấu do không học đến nơi đến chốn sẽ dẫn đến thất nghiệp. Khi trưởng thành, chúng ăn bám bố mẹ, anh chị và nảy sinh nhiều thói hư tật xấu khác”. Trong các trường hợp trẻ bỏ học, một phần nguyên nhân là do bố mẹ không hiểu tâm lý của trẻ ở độ tuổi vị thành niên thường biến đổi phức tạp. Để con cái không đi tới chỗ nghỉ học giữa chừng rồi lêu lổng, chơi bời, bố mẹ cần phải gần gũi, theo dõi việc học của con để khuyên răn kịp thời. Chị Hồng Hà nhận định, có rất nhiều trẻ em rơi vào tình trạng “không thích làm con nhà giàu” bởi nhiều em cho rằng làm “con nhà nghèo” được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Con trẻ chỉ dễ dàng uốn nắn ở khoảng dưới mười tuổi. Lớn hơn, chúng đã biết phản kháng. Nếu bố mẹ đánh mắng hoặc dọa đuổi ra khỏi nhà, trẻ sẽ tự ái và bỏ đi ngay. Như trường hợp của em Nhựt, do bố mẹ phát hiện con mình hư quá muộn nên lời khuyên răn chỉ mang tính chữa cháy. Việc Nhựt bỏ học trước sự bất lực của bố mẹ là điều tất yếu. Do đó, lời khuyên cho trường hợp này là bố mẹ không nên nhún nhường cũng như tiếp tục chiều chuộng bằng vật chất cho con. Hãy chỉ cho con thấy rằng chúng may mắn hơn những bạn đồng trang lứa khác vì kế mưu sinh mà không thể đến trường. Với những đứa con trở chứng bỏ học, bố mẹ không nên xuống nước dỗ ngọt con đi học trở lại vì chúng sẽ nghĩ đi học là “ban ơn” cho bố mẹ. Trường hợp cụ thể, hãy nói với con rằng: “Trong nhà này ai cũng phải lao động và đi học cũng là một nghĩa vụ. Nếu con không muốn đi học thì phải đi làm. Tuy nhiên, con còn nhỏ chưa đến tuổi lao động dù có nghỉ học cũng phải đi học bổ túc. Thế nên chuyện nghỉ học giữa chừng là không thể”. Để con trẻ tin vào điều đó, bố mẹ phải là người quan tâm đến ...

Tài liệu được xem nhiều: