Danh mục

Nói mơ hồ – một nghệ thuật hùng biện

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.24 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà hùng biện thành công nhờ tài lập luận. Trong không ít trường hợp, dùng những yếu tố mơ hồ khi nói năng lại là phương kế giao tiếp thành công. Tiếng Việt không xa lạ với thủ pháp này, bằng chứng là dân gian có câu “Người khôn ăn nói nửa chừng/Để cho người dại nửa mừng nửa lo” (ca dao), hay “Làm trai cứ nước hai mà nói” (tục ngữ).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nói mơ hồ – một nghệ thuật hùng biện Nói mơ hồ – một nghệthuật hùng biệnNhà hùng biện thành công nhờ tài lập luận. Trong không ít trườnghợp, dùng những yếu tố mơ hồ khi nói năng lại là phương kế giaotiếp thành công. Tiếng Việt không xa lạ với thủ pháp này, bằngchứng là dân gian có câu “Người khôn ăn nói nửa chừng/Để chongười dại nửa mừng nửa lo” (ca dao), hay “Làm trai cứ nước haimà nói” (tục ngữ).Đó là nói những câu không xác định: ngoài những câu mơ hồ cónhiều cách hiểu còn là những câu không có địa chỉ, ở đó khôngxác định được các yếu tố ai, ở đâu, khi nào, việc gì.Có một ông vua hiếu chiến muốn đánh nhau với nước Ba Tư,nhưng không tin lắm vào khả năng chiến thắng. Ông bèn tới cầuở một ngôi đền nổi tiếng linh thiêng để xin lời phán của thần linh.Thần phán như sau: “Nếu đánh nhau với Ba Tư, một vương quốchùng mạnh sẽ bị phá tan tành”. Ông vua ngu ngốc này cả mừng,vội đem quân tiến đánh Ba Tư nhưng đại bại, chỉ mình ông thoátđược. Bực tức, ông ta lén gửi thư đến trách thần linh đền nọ đãphán sai với bút danh Người cầu xin tức giận. Ít lâu sau, ngườicoi đền nọ gửi thư trả lời: “Thần linh đâu có nói sai. Chẳng phải làvương quốc mà ông trị vì – một vương quốc hùng mạnh, đã bịphá tan tành đó sao!”“Một vương quốc hùng mạnh” là cụm từ không có địa chỉ: vươngquốc nào vậy? Từ một và những từ chỉ số lượng sẽ làm danh từđi sau nó thành không xác định. Các đối tượng trong truyện cổtích không xác định nên người ta dùng từ một: Ngày xưa có mộtông vua, có một mụ phù thủy trong một khu rừng; ở một làng nọcó một ông lão, có một chàng trai, có một gia đình… Thế là câu“Một vương quốc hùng mạnh sẽ bị phá tan tành” thành mơ hồ.Nếu Ba Tư thua thì câu của thần linh vẫn đúng!Dùng những từ ngữ trống rỗng, không có thông tin đích thựccũng là cách nói nước đôi. Có người hỏi Pistalos, một nhà giáodục học nổi tiếng người Thụy Sĩ, rằng: “Ngài có thể nhận ra mộtđứa trẻ lớn lên sẽ thành người thế nào không?” Pistalos trả lời:“Đương nhiên rồi. Một bé gái lớn lên sẽ thành một phụ nữ. Mộtbé trai lớn lên sẽ thành một đàn ông”.Câu trả lời trên dù không trúng ý người hỏi, nhưng người takhông thể bắt bẻ được. Trong ngoại giao, người ta hay dùngcách trả lời này, những ngôn từ trống rỗng vĩ đại.Đó là trường hợp né tránh bằng từ ngữ lẫn lộn lớp, loài của đốitượng. Khi nói “Trâu là loài nhai lại” thì trâu chỉ lớp, tức là tập hợpcác con trâu. Còn “Nhà anh chín đụn, mười trâu” (ca dao) thì trâuchỉ một phần tử của tập hợp các con trâu.Nhiều từ ngữ vừa được dùng để chỉ tập hợp, vừa chỉ phần tử củamột tập hợp. Theo cách này, Lưu Đường đã trả lời được câu hỏikhó của vua Càn Long: “Chín cửa kinh thành, mỗi ngày đi ra baonhiêu người và đi vào bao nhiêu người?” Tài thánh cũng khôngbiết chính xác được, nên Lưu Đường né tránh: “Bẩm hai” – “Saolại chỉ có hai người?” – “Thưa thánh thượng, thần không nói haingười mà là hai loại người: một là nam và một là nữ” – “Vậy thìmột năm đẻ ra bao nhiêu và chết đi bao nhiêu người?” – “Muôntâu thánh thượng, cả nước Đại Thanh mỗi năm đẻ một và chết đi12” – “Cứ vậy rồi sẽ hết người hay sao?” – “Thần nói trên lý sốsinh tử. Ai sinh vào năm Ngọ thì mang tuổi Ngọ. Nên thần nói làmỗi năm sinh một. Ai chết vào giờ nào thì cũng không thoát khỏi12 con giáp. Nên thần nói là mỗi năm chết 12!” (theo Triệu TruyềnĐống).Chuyện kể rằng ở một làng nọ, một nhà giàu có con là Lý ChínhTần từ nhỏ đã đính hôn với tiểu thư họ Trang. Sau một đám cháy,họ Lý mất sạch cơ nghiệp, thế là Trang tiểu thư lại đi đính thânvới tú tài họ Tiền giàu có. Họ Lý lên kiện Bao Công. Bao ThanhThiên khuyên cô gái họ Trang nên giữ lời ước cũ, nhưng côkhông chịu. Thế là Bao Công đành lập mẹo khi xét xử: tạo tìnhhuống để cô gái nói câu mơ hồ rồi ông giải thích theo ý mình. BaoCông làm như sau: đưa ba người ra công đường và bắt tú tài họTiền, Trang tiểu thư và Lý Chính Tần theo thứ tự quỳ một hàngdọc. Ông nghiêm trang nói với Trang tiểu thư: “Trên công đườngkhông nói chơi, cô muốn lấy tiền phu hay hậu phu cho cô chọn.Nhưng đã chọn rồi thì không được chữa lại, phải lập bằng cớngay”. Trang tiểu thư ngẩng đầu nhìn, thấy phía trước là tú tài họTiền, bèn đáp: “Tiểu nữ xin lấy tiền phu”. Bao Công cười lớn. Saukhi tiểu thư nọ ký vào văn bản vừa lập về lời của tiểu thư, ôngnói: “Trang tiểu thư rốt cuộc là người hiền huệ, không tham giàu,vẫn muốn lấy người chồng trước”. Tiểu thư lúc này mới vỡ lẽ:tiền phu không phải là người đàn ông phía trước như cô hiểu màlà người chồng trước! Thật ra, nếu cô gái nọ có nói muốn lấy hậuphu thì Bao Công cũng có thể xoay sang: “Trang tiểu thư muốnlấy người đàn ông phía sau”(!) ...

Tài liệu được xem nhiều: