Danh mục

Nỗi sợ hãi bong bóng tài chính

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.73 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nỗi sợ hãi bong bóng tài chínhThời của châu Á Chỉ chưa đầy 1 năm trước, châu Á vẫn chìm trong lo sợ “là khu vực sẽ bị tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ”. Thị trường chứng khoán (TTCK) rơi tự do, xuất khẩu sụt giảm mạnh khiến tăng trưởng kinh tế trượt dốc. Tài sản, đặc biệt là bất động sản (BĐS), khắp nơi đều bốc hơi giá trị khi mà tín dụng bị thắt chặt và người mua giảm đi rõ rệt. Thị trường châu Á đứng trước bờ vực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nỗi sợ hãi bong bóng tài chính Nỗi sợ hãi bong bóng tài chính Thời của châu Á Chỉ chưa đầy 1 năm trước, châu Á vẫn chìm trong lo sợ “là khu vực sẽ bị tác động nặngnề từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ”. Thị trường chứng khoán (TTCK) rơi tự do,xuất khẩu sụt giảm mạnh khiến tăng trưởng kinh tế trượt dốc. Tài sản, đặc biệt là bất động sản(BĐS), khắp nơi đều bốc hơi giá trị khi mà tín dụng bị thắt chặt và người mua giảm đi rõ rệt. Thịtrường châu Á đứng trước bờ vực hoảng loạn. Để đối phó với sự lan rộng của cuộc khủng hoảng tín dụng lan rộng khắp toàn cầu trongnăm 2008, các nhà hoạch định chính sách từ Hà Nội tới Tokyo, từ Bắc Kinh tới New Dehli đãcấp tập mạnh tay cắt giảm lãi suất và bơm tiền với khối lượng khổng lồ vào hệ thống tài chínhnhằm duy trì dòng chảy tín dụng và giữ cho nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng. Với một tốc độ tăng trưởng đáng ngạc nhiên, sự sợ hãi trên khắp các thị trường châu Á đãvà đang nhanh chóng đảo chiều nhờ những tín hiệu phục hồi ngày càng rõ. Đáng chú ý nhất làtốc độ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng và gây bất ngờ 7,9% của Trung Quốc trong quý II vừaqua - đã giúp cải thiện mạnh mẽ tâm lý của giới đầu tư. Các yếu tố kinh tế cơ bản đang tốt hơnbao giờ hết: ngân sách mạnh hơn phương Tây, trong khi hệ thống ngân hàng bảo đảm được tínhthanh khoản, sẵn sàng mở rộng cho vay khi kinh tế hồi phục… Người tiêu dùng ở các nước mới nổi đang bắt đầu chứng tỏ vai trò của mình. Tăng trưởngchi tiêu hộ gia đình tại châu Á năm nay được ước tính là 170 tỷ USD, bù lại phần chi tiêu giảmđi tại Mỹ. Khoản đầu tư này cũng lớn hơn đáng kể so với phương Tây. Trước những tín hiệu tích cực đó, chuyên gia kinh tế học Peter Redward thuộc BarclaysCapital dự báo tăng trưởng GDP của các nước mới nổi châu Á sẽ đạt khoảng 5% trong năm 2009cho dù tăng trưởng GDP nhóm nước G7 có thể là âm 3,5%. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng,những vấn đề mà G7 đang bàn để giải quyết giờ đây nên chuyển sang cho G20 (nhóm các nướcđang phát triển). Nguy cơ bong bóng tài sản Năm 2008, để đối phó với đà thiếu hụt tín dụng đang lan rộng trên toàn cầu, Chính phủcác nước châu Á đều đồng loạt cắt giảm lãi suất và tăng cường bơm tiền vào hệ thống tài chínhtrong nỗ lực nhằm giữ vững tăng trưởng kinh tế. Những động thái này là hoàn toàn hợp lý tronghoàn cảnh các nước phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Tuy nhiênngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy lượng tiền được tung vào nền kinh tế nhiều quá mức cầnthiết. Đáng lo nhất là những luồng vốn dễ dãi này có thể đổ vào TTCK và nhà đất, đẩy giá lênquá cao, quá nhanh so với chuyển biến của những yếu tố căn bản trong nền kinh tế. Vì thế, có lẽrủi ro chính đối với các nước mới nổi châu Á hiện nay không phải là việc nhu cầu nhập khẩuhàng hóa của phương Tây (thị trường nhập khẩu chính và truyền thống của các nước châu Á) đixuống mà chính là vấn đề lạm phát và bong bóng giá tài sản tại nội địa. Lo ngại hiện thời đang tập trung chủ yếu vào Trung Quốc vì nước này đã dành gần 1.000tỷ USD vốn hỗ trợ cho nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng. Người ta lo ngại những đồngvốn đó thay vì phải đi vào hạ tầng, sản xuất kinh doanh lại chảy sang chứng khoán, BĐS. Doanhsố BĐS Trung Quốc tính theo giá trị đã tăng 60% trong 7 tháng đầu năm 2009. Đầu tư vào BĐStính đến ngày 30/06 tăng 9,9% so với cùng kỳ, song tốc độ này hết 7 tháng đã lên 11,6%. Giá nhà đất tại 70 thành phố của Trung Quốc bắt đầu tăng từ tháng 6/2009 sau khi giảmliên tiếp 6 tháng trước. Tại Nam Ninh vào giữa tháng 7 đã có 3.000 người tranh nhau quyền muanhà tại một dự án chỉ có chừng 600 căn hộ. Trên TTCK, cổ phiếu các công ty BĐS đã tăng 142%trong năm nay và trở thành nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất trong chỉ số ShanghaiComposite. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng ở Trung Quốc thời gian qua đã được nới lỏng khá mạnh.Trong 6 tháng đầu năm nay, lượng vốn tín dụng cấp mới tại Trung Quốc đã tăng 201% so vớicùng kỳ năm trước, lên mức gần 1.100 tỷ USD. Điều này khiến người ta lo ngại tín dụng tăngtrưởng quá nóng đang tạo ra bong bóng BĐS tại nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.Hơn nữa, Trung Quốc đến nay vẫn duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ (NDT) ở mức nhất định sovới đồng USD. Việc đồng NDT tăng giá sẽ khiến giá tài sản tăng cao và kỳ vọng về đồng NDTsẽ là yếu tố hút dòng vốn đầu cơ vào Trung Quốc, đẩy giá tài sản lên cao nữa. Một số nơi khác ở châu Á, tình hình cũng diễn ra tương tự. Tại Singapore, giá nhà đấtđang tăng bất chấp suy thoái kinh tế. Mặc dù GDP của Singapore trong Quý II có thể đã suygiảm 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá chủ đạo của thị trường nhà đất nước này đã tăng5% trong quý, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tại Hồng Kông - thành phố nổi tiếng với thịtrường nhà đất phát triển nóng, theo ước tính của HSBC giá cả đã tăng trở lại và sẽ đạt trở lạimức đỉ ...

Tài liệu được xem nhiều: