Nơi thời gian ở lại...
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 170.02 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trước chuyến du lịch lần này, một người bạn hỏi vì sao lại thích Yangon, Thủ đô Myanmar, thì tôi không trả lời được. Nhưng khi đặt chân tới đây, cứ theo những ngôi nhà dáng vẻ cũ kỹ mà tôi lang thang.Trong một khoảnh khắc thật yên bình, chợt nhận ra không gian Yangon lấp đầy trong tôi. Đó là nỗi nhớ triền miên bao năm nay về một thành phố nhỏ quê hương miền Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nơi thời gian ở lại...Nơi thời gian ở lại...Trước chuyến du lịch lần này, một người bạn hỏi vì sao lại thíchYangon, Thủ đô Myanmar, thì tôi không trả lời được. Nhưng khiđặt chân tới đây, cứ theo những ngôi nhà dáng vẻ cũ kỹ mà tôilang thang.Trong một khoảnh khắc thật yên bình, chợt nhận rakhông gian Yangon lấp đầy trong tôi.Đó là nỗi nhớ triền miên bao năm nay về một thành phố nhỏ quêhương miền Bắc.Nơi ngổn ngang tuổi thơ, dai dẳng kỷ niệm của thời mười sáu, mườibảy tuổi.Phải, Yangon, nơi ấy, thời gian ở lại...Những người nhìn về mặt trờiNgười dân Yangon thường chỉ dẫn khách du lịch theo hai hướng: cáckhu phố cổ dẫn tới bờ sông và những con đường thẳng tới chùaShwedagon.Cả đời, tôi chưa thấy chùa nào to và bề thế, uy nghi như Shwedagon.Cả bốn hướng đều có những bậc thang dài dằng dặc dẫn vào chùa.Shwedagon nằm trên một quả đồi, giống như một nàng tiên lộ mìnhgiữa rừng cây cổ thụ um tùm.Đỉnh chóp chùa vàng óng ánh, lấp lánh quanh năm suốt tháng như thểánh sáng đức Phật từ đó chiếu ra. Khoảng tám mươi ký vàng đượcdùng để dát chóp chùa.Tôi đã leo lên tầng 23 của tòa nhà Sakura ở trung tâm thành phố,ngắm Shwedagon vào một ngày nắng vàng như mật ong, để rồi sánghôm sau, khi trời đột nhiên đổ cơn mưa cuối mùa, lại thấy mình lữngthững vào chùa, nhìn lên đỉnh chóp.Đúng là trong mưa hay nắng, sớm mai hay chiều hôm, chùaShwedagon đều lấp lánh sáng. Theo lời các vị tu hành mà du kháchthường gặp trong chùa, chừng năm đến bảy giờ sáng những ngàykhông mưa, một số người địa phương đến đây, nhìn thẳng vào mặttrời đang mọc. Họ thiền và cầu nguyện.Một khách du lịch nước ngoài kể lại, ông đã tận mắt chứng kiến cảnhđó. Ông nhìn theo cách họ nhìn và trong tích tắc phải nhắm mắt lạicho khỏi chói lòa. Vậy mà những vị tu hành kia không hề nhúc nhích,như thể họ đang nhìn vào một khoảng mênh mông nào đó ngoài tầmsáng nóng của mặt trời.Tăng ni chiếm một tỷ lệ đông đảo ở Myanmar, đến nỗi buổi chiều, khibật chương trình truyền hình Yangon, ngày nào người xem cũng đượcnghe tin tức về chùa chiền, về hoạt động của các vị tu hành.Còn trên đường phố, bóng áo cà sa lẫn trong dòng người đi bộ rấtthường gặp. Hầu như tỉnh lỵ nào ở đất nước này cũng có chùa, cótrường đào tạo tăng ni, chỉ khác nhau ở quy mô lớn nhỏ.Năm ngoái, khi về Bago, một thị trấn cách thủ đô Myanmar 50km, tôiđã có dịp ghé thăm tượng Phật nằm ShweTha Lyaung, được xem làlớn nhất thế giới, với chiều cao 16 mét, dài 55 mét. Du khách Nhậtđến đây khá đông. Người họa sĩ vẽ các bức tranh trên tường quanhkhu Phật nằm nói các nhà từ thiện Nhật đóng góp nhiều cho việc gìngiữ, tu sửa tượng.Trường đào tạo tăng ni ở Bago lúc nào cũng có cả ngàn người theohọc. Sau khi tốt nghiệp, họ tự tìm đến các chùa để cống hiến trọn đờicho đức Phật.Lắng đọng và rạn vỡChùa Sule nằm trên giao lộ các đường lớn ở Yangon. Phía bên phải làcông viên rộng lớn và ở con đường phía cuối công viên là tòa nhà củaphái bộ Mỹ, một tòa nhà cổ, kiên cố, kiểu Anh.Lính tráng bảo vệ đứng bao quanh, cấm du khách lại gần, cấm quayphim, chụp ảnh. Nhìn ra sông Yangon gần tòa nhà phái bộ Mỹ, cónhiều di tích kiến trúc Anh, mà điển hình là khách sạn Trand.Trand không được xếp sao như những khách sạn khác, nhưng đó làkhách sạn sang trọng nhất ở Myanmar. Giá phòng ở đây thấp nhất từ400 đô la Mỹ/đêm trở lên và những bữa ăn đắt tiền, phục vụ các mónÂu hoàn hảo như các khách sạn ở châu Âu.Đắt thế nhưng Trand vẫn luôn đầy khách du lịch Âu, Mỹ, Nhật. Ngườiđịa phương bình thường có lẽ chẳng dám đến ở hay ăn uống ở đây. Sovới ba năm trước, cuộc sống ở Yangon đang ngày một đắt đỏ hơn vàcũng nhiều biến động hơn.Từ năm ngoái, khách du lịch vào Myanmar không còn phải đổi 200 đôla Mỹ ra 200 đô la chuyển đổi Myanmar và tiêu xài cho hết. Sân bayYangon cũng đang thay đổi. Nhà ga mới được xây dựng.Du khách nước ngoài chật ních ở sân bay mỗi khi có chuyến bay củaThai Airways từ Bangkok hạ cánh. Bây giờ chờ lấy hành lý phải mấtcả tiếng đồng hồ, không phải mươi, mười lăm phút như trước. Nhữngdấu ấn cuộc sống hiện đại đang ngấm vào Yangon.Các siêu thị CitiMart mọc lên trong thành phố với hàng hóa chủ yếunhập từ Thái Lan. Ăng ten parabol giăng khắp tầng thượng các tòanhà. Các quầy bán đồ cổ ở tầng một của chợ Scott Market trên đại lộBogyoke Aung San tràn ngập du khách nước ngoài, dù để vào đâyphải đi qua những cầu thang hẹp và tối om vào những lúc cúp điện.Dòng khách du lịch dường như khiến không gian yên tĩnh và lắngđọng ở Yangon rạn vỡ cho dù mới chỉ là những vết nứt. Ở khu đô thịhiện đại và sân golf Pun Hlaing, các biệt thự mang dáng vẻ nướcngoài bắt đầu mọc lên.Những nhà đầu tư Singapore gốc Hoa đang cho xây dựng tại đây cáckhu căn hộ với cảnh quan, kiến trúc, quy hoạch hệt như ở bất kỳ quốcgia phát triển nào. Rui, kiến trúc sư trưởng ở Pun Hlaing, một ngườiBồ Đào Nha định cư ở Yangon đã tám năm nay với cô vợ người bảnxứ, nói ông sẵn sàng sống ở Myanmar suốt đời.Ông bị cuốn hút bởi cái không gian đặc quánh, nơi thời gian nhưngừng trôi và nụ cười hiền hậu cũng như tấm lòng dễ mến của ngườiMyanmar. Ông bảo những chuyển động hiện đại chỉ diễn ra ở các khurìa, ngoại ô thủ đô, còn ở nội thành Yangon dáng dấp ngày hôm quachưa hề mất đi.Những hàng quán bán trên vỉa hè là một nét của Yangon. Người tabán đủ thứ, từ thức ăn, trái cây, quần áo, đồ dùng đến sách vở, hàngđiện tử... và cả đá quý. Mua bán đá quý trên vỉa hè chắc chỉ có ởMyanmar.Những cô gái quấn xà rông (một loại váy quấn quanh người, dài đếngót chân, thịnh hành ở Yangon), tay xách cà men cơm cho bữa ănbuổi trưa ở nơi làm việc, sà xuống những bàn đá quý thấp tè trên hèphố, tíu tít cười, tíu tít nói, chọn lựa và ướm thử những chiếc nhẫn,chiếc vòng tay, vòng cổ.Ở Yangon có một nhà hàng VN mang tên Vietnam House. Chủ nhânlà một phụ nữ gốc ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Chị lấy chồng làthủy thủ Myanma ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nơi thời gian ở lại...Nơi thời gian ở lại...Trước chuyến du lịch lần này, một người bạn hỏi vì sao lại thíchYangon, Thủ đô Myanmar, thì tôi không trả lời được. Nhưng khiđặt chân tới đây, cứ theo những ngôi nhà dáng vẻ cũ kỹ mà tôilang thang.Trong một khoảnh khắc thật yên bình, chợt nhận rakhông gian Yangon lấp đầy trong tôi.Đó là nỗi nhớ triền miên bao năm nay về một thành phố nhỏ quêhương miền Bắc.Nơi ngổn ngang tuổi thơ, dai dẳng kỷ niệm của thời mười sáu, mườibảy tuổi.Phải, Yangon, nơi ấy, thời gian ở lại...Những người nhìn về mặt trờiNgười dân Yangon thường chỉ dẫn khách du lịch theo hai hướng: cáckhu phố cổ dẫn tới bờ sông và những con đường thẳng tới chùaShwedagon.Cả đời, tôi chưa thấy chùa nào to và bề thế, uy nghi như Shwedagon.Cả bốn hướng đều có những bậc thang dài dằng dặc dẫn vào chùa.Shwedagon nằm trên một quả đồi, giống như một nàng tiên lộ mìnhgiữa rừng cây cổ thụ um tùm.Đỉnh chóp chùa vàng óng ánh, lấp lánh quanh năm suốt tháng như thểánh sáng đức Phật từ đó chiếu ra. Khoảng tám mươi ký vàng đượcdùng để dát chóp chùa.Tôi đã leo lên tầng 23 của tòa nhà Sakura ở trung tâm thành phố,ngắm Shwedagon vào một ngày nắng vàng như mật ong, để rồi sánghôm sau, khi trời đột nhiên đổ cơn mưa cuối mùa, lại thấy mình lữngthững vào chùa, nhìn lên đỉnh chóp.Đúng là trong mưa hay nắng, sớm mai hay chiều hôm, chùaShwedagon đều lấp lánh sáng. Theo lời các vị tu hành mà du kháchthường gặp trong chùa, chừng năm đến bảy giờ sáng những ngàykhông mưa, một số người địa phương đến đây, nhìn thẳng vào mặttrời đang mọc. Họ thiền và cầu nguyện.Một khách du lịch nước ngoài kể lại, ông đã tận mắt chứng kiến cảnhđó. Ông nhìn theo cách họ nhìn và trong tích tắc phải nhắm mắt lạicho khỏi chói lòa. Vậy mà những vị tu hành kia không hề nhúc nhích,như thể họ đang nhìn vào một khoảng mênh mông nào đó ngoài tầmsáng nóng của mặt trời.Tăng ni chiếm một tỷ lệ đông đảo ở Myanmar, đến nỗi buổi chiều, khibật chương trình truyền hình Yangon, ngày nào người xem cũng đượcnghe tin tức về chùa chiền, về hoạt động của các vị tu hành.Còn trên đường phố, bóng áo cà sa lẫn trong dòng người đi bộ rấtthường gặp. Hầu như tỉnh lỵ nào ở đất nước này cũng có chùa, cótrường đào tạo tăng ni, chỉ khác nhau ở quy mô lớn nhỏ.Năm ngoái, khi về Bago, một thị trấn cách thủ đô Myanmar 50km, tôiđã có dịp ghé thăm tượng Phật nằm ShweTha Lyaung, được xem làlớn nhất thế giới, với chiều cao 16 mét, dài 55 mét. Du khách Nhậtđến đây khá đông. Người họa sĩ vẽ các bức tranh trên tường quanhkhu Phật nằm nói các nhà từ thiện Nhật đóng góp nhiều cho việc gìngiữ, tu sửa tượng.Trường đào tạo tăng ni ở Bago lúc nào cũng có cả ngàn người theohọc. Sau khi tốt nghiệp, họ tự tìm đến các chùa để cống hiến trọn đờicho đức Phật.Lắng đọng và rạn vỡChùa Sule nằm trên giao lộ các đường lớn ở Yangon. Phía bên phải làcông viên rộng lớn và ở con đường phía cuối công viên là tòa nhà củaphái bộ Mỹ, một tòa nhà cổ, kiên cố, kiểu Anh.Lính tráng bảo vệ đứng bao quanh, cấm du khách lại gần, cấm quayphim, chụp ảnh. Nhìn ra sông Yangon gần tòa nhà phái bộ Mỹ, cónhiều di tích kiến trúc Anh, mà điển hình là khách sạn Trand.Trand không được xếp sao như những khách sạn khác, nhưng đó làkhách sạn sang trọng nhất ở Myanmar. Giá phòng ở đây thấp nhất từ400 đô la Mỹ/đêm trở lên và những bữa ăn đắt tiền, phục vụ các mónÂu hoàn hảo như các khách sạn ở châu Âu.Đắt thế nhưng Trand vẫn luôn đầy khách du lịch Âu, Mỹ, Nhật. Ngườiđịa phương bình thường có lẽ chẳng dám đến ở hay ăn uống ở đây. Sovới ba năm trước, cuộc sống ở Yangon đang ngày một đắt đỏ hơn vàcũng nhiều biến động hơn.Từ năm ngoái, khách du lịch vào Myanmar không còn phải đổi 200 đôla Mỹ ra 200 đô la chuyển đổi Myanmar và tiêu xài cho hết. Sân bayYangon cũng đang thay đổi. Nhà ga mới được xây dựng.Du khách nước ngoài chật ních ở sân bay mỗi khi có chuyến bay củaThai Airways từ Bangkok hạ cánh. Bây giờ chờ lấy hành lý phải mấtcả tiếng đồng hồ, không phải mươi, mười lăm phút như trước. Nhữngdấu ấn cuộc sống hiện đại đang ngấm vào Yangon.Các siêu thị CitiMart mọc lên trong thành phố với hàng hóa chủ yếunhập từ Thái Lan. Ăng ten parabol giăng khắp tầng thượng các tòanhà. Các quầy bán đồ cổ ở tầng một của chợ Scott Market trên đại lộBogyoke Aung San tràn ngập du khách nước ngoài, dù để vào đâyphải đi qua những cầu thang hẹp và tối om vào những lúc cúp điện.Dòng khách du lịch dường như khiến không gian yên tĩnh và lắngđọng ở Yangon rạn vỡ cho dù mới chỉ là những vết nứt. Ở khu đô thịhiện đại và sân golf Pun Hlaing, các biệt thự mang dáng vẻ nướcngoài bắt đầu mọc lên.Những nhà đầu tư Singapore gốc Hoa đang cho xây dựng tại đây cáckhu căn hộ với cảnh quan, kiến trúc, quy hoạch hệt như ở bất kỳ quốcgia phát triển nào. Rui, kiến trúc sư trưởng ở Pun Hlaing, một ngườiBồ Đào Nha định cư ở Yangon đã tám năm nay với cô vợ người bảnxứ, nói ông sẵn sàng sống ở Myanmar suốt đời.Ông bị cuốn hút bởi cái không gian đặc quánh, nơi thời gian nhưngừng trôi và nụ cười hiền hậu cũng như tấm lòng dễ mến của ngườiMyanmar. Ông bảo những chuyển động hiện đại chỉ diễn ra ở các khurìa, ngoại ô thủ đô, còn ở nội thành Yangon dáng dấp ngày hôm quachưa hề mất đi.Những hàng quán bán trên vỉa hè là một nét của Yangon. Người tabán đủ thứ, từ thức ăn, trái cây, quần áo, đồ dùng đến sách vở, hàngđiện tử... và cả đá quý. Mua bán đá quý trên vỉa hè chắc chỉ có ởMyanmar.Những cô gái quấn xà rông (một loại váy quấn quanh người, dài đếngót chân, thịnh hành ở Yangon), tay xách cà men cơm cho bữa ănbuổi trưa ở nơi làm việc, sà xuống những bàn đá quý thấp tè trên hèphố, tíu tít cười, tíu tít nói, chọn lựa và ướm thử những chiếc nhẫn,chiếc vòng tay, vòng cổ.Ở Yangon có một nhà hàng VN mang tên Vietnam House. Chủ nhânlà một phụ nữ gốc ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Chị lấy chồng làthủy thủ Myanma ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cảnh đẹp việt nam địa điểm du lịch việt nam thắng cảnh việt nam lưu ý khi đi du lịch du lịch việt nam mẹo đi du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 321 2 0 -
10 trang 90 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 82 0 0 -
15 trang 56 0 0
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 55 0 0 -
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 55 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 44 0 0 -
146 trang 42 0 0
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 2
176 trang 40 0 0 -
5 trang 40 0 0