Danh mục

Nồng độ yếu tố tăng sinh tân mạch trong thủy dịch ở bệnh võng mạc đái tháo đường và ảnh hưởng của liệu pháp bevacizumab

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.37 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm xác định nồng độ yếu tố tăng sinh tân mạch (VEGF) trong thủy dịch trước và sau tiêm nội nhãn Bevacizumab ở bệnh võng mạc đái tháo đường và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng của bệnh. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng trên 30 mắt của 20 bệnh nhân bị bệnh võng mạc đái tháo đường, có chỉ định tiêm Bevacizumab nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Đà Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nồng độ yếu tố tăng sinh tân mạch trong thủy dịch ở bệnh võng mạc đái tháo đường và ảnh hưởng của liệu pháp bevacizumab TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC NỒNG ĐỘ YẾU TỐ TĂNG SINH TÂN MẠCH TRONG THỦY DỊCH Ở BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LIỆU PHÁP BEVACIZUMAB Nguyễn Tuấn Thanh Hảo1, Nguyễn Quốc Đạt1, Phạm Trọng Văn2, Vũ Tuấn Anh3 1 Bệnh viện Mắt Đà Nẵng, 2Trường Đại Học Y Hà Nội, 3Bệnh viện Mắt Trung ương Nghiên cứu nhằm xác định nồng độ yếu tố tăng sinh tân mạch (VEGF) trong thủy dịch trước và sau tiêm nội nhãn Bevacizumab ở bệnh võng mạc đái tháo đường và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng của bệnh. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng trên 30 mắt của 20 bệnh nhân bị bệnh võng mạc đái tháo đường, có chỉ định tiêm Bevacizumab nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Đà Nẵng. Mẫu thủy dịch được lấy ngay trước khi tiêm nội nhãn và 1 tuần sau tiêm nội nhãn 1,25 mg Bevacizumab. Nồng độ VEGF trong thủy dịch được đo bằng phương pháp elisa định lượng. Nồng độ VEGF trong thủy dịch trước tiêm nội nhãn Bevacizumab là từ 107,2 đến 1559 pg/ml (406,91 ± 333,29 pg/ml) giảm xuống thấp từ 0 đến 51,56 pg/ml (18,32 ± 18,07 pg/ml) (p < 0,001) ở tất cả các mắt sau tiêm 1 tuần. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ VEGF giữa các nhóm bệnh xuất huyết dịch kính, bong võng mạc co kéo và phù hoàng điểm do đái tháo đường (p > 0,05). Kết quả cho thấy, nồng độ VEGF trong thủy dịch giảm đáng kể sau tiêm nội nhãn Bevacizumab ở bệnh võng mạc đái tháo đường và không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ VEGF giữa các nhóm bệnh xuất huyết dịch kính, bong võng mạc co kéo và phù hoàng điểm do đái tháo đường. Từ khóa: bệnh võng mạc đái tháo đường, VEGF, Bevacizumab I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh võng mạc do đái tháo đường là bệnh Bevacizumab (Avastin, Genentech Inc.) là lý thường gặp, đe dọa thị lực ở bệnh nhân đái một trong những thuốc kháng VEGF được sử tháo đường. Cho đến nay, sinh bệnh học của dụng rất hiệu quả, an toàn cho nhiều bệnh lý bệnh võng mạc do đái tháo đường vẫn chưa rõ mạch máu võng mạc trong đó có bệnh võng ràng. Đái tháo đường gây tắc nghẽn vi mạch mạc do đái tháo đường. Bevacizumab tiêm dẫn đến thiếu máu võng mạc và rò rỉ dịch trong nội nhãn được mong đợi làm giảm nồng độ võng mạc. Võng mạc thiếu máu tiết ra yếu tố yếu tố tăng sinh tân mạch gây thoái triển tân tăng sinh tân mạch (VEGF) vào trong dịch mạch võng mạc và giảm rò rỉ dịch trong phù kính [1]. VEGF là yếu tố sinh mạch chủ chốt hoàng điểm do đái tháo đường. gây tăng tính thấm mạch dẫn đến phù hoàng Những nghiên cứu đã cho thấy tiêm điểm và sinh tân mạch. Nồng độ yếu tố VEGF bevacizumab nội nhãn làm giảm đáng kể nồng tăng cả trong dịch kính và thủy dịch ở bệnh độ VEGF trong thủy dịch ở bệnh võng mạc do võng mạc do đái tháo đường tiến triển [2]. đái tháo đường và có sự liên quan giữa nồng độ VEGF nội nhãn với tình trạng bệnh võng Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Tuấn Thanh Hảo, Khoa Đáy Mắt, mạc đái tháo đường [2 - 5]. Ngoài ra một số Bệnh viện Mắt Đà Nẵng nghiên cứu khác lại cho thấy nồng độ VEGF Email: drhao.nguyen76@gmail.com nội nhãn có thể không có mối liên quan với Ngày nhận: 25/12/2017 một số đặc điểm lâm sàng của bệnh từ đó giải Ngày được chấp thuận: 18/03/2018 thích cơ chế bệnh sinh phức tạp còn chưa rõ 60 TCNCYH 112 (3) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ràng của bệnh có thể còn có vai trò của những + Điều trị phối hợp trước phẫu thuật cắt cytokines khác [6 - 9]. Việt Nam đã có vài dịch kính: Bong võng mạc co kéo, xuất huyết nghiên cứu về hiệu quả lâm sàng của bevaci- dịch kính. zumab trong điều trị bệnh lý mạch máu võng mạc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về nồng độ yếu tố tăng sinh tân mạch ở bệnh phù hoàng điểm do đái tháo đường. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm so sánh nồng độ yếu tố tăng sinh tân mạch trong thủy dịch trước và sau + Phù hoàng điểm do đái tháo đường. - Quy trình khám ghi nhận bệnh gồm: Đo thị lực có chỉnh kính, khám sinh hiển vi, chụp hình màu đáy mắt, chụp mạch huỳnh quang, chụp cắt lớp quang học (OCT) hoàng điểm trước và sau tiêm 1 tuần. tiêm nội nhãn bevacizumab ở bệnh võng mạc - Lấy mẫu bệnh phẩm thủy dịch trước và đái tháo đường và tìm hiểu mối liên quan giữa sau tiêm Bevacizumab 1 tuần, ngay trước khi nồng độ yếu tố tăng sinh tân mạch với đặc tiêm nội nhãn và ngay trước khi mổ cắt dịch điểm lâm sàng của bệnh. kính ở nhóm bệnh nhân xuất huyết dịch kính và bong võng mạc. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh võng mạc đái tháo đường, có chỉ định tiêm Bevacizumab nội nhãn đến khám tại Bệnh viện Mắt Đà Nẵng từ tháng 05/2016 đến tháng 05/2017. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch hay đột quỵ, bệnh nhân dị ứng với Bevacizumab, đang có nhiễm trùng cấp tính tại mắt, đã tiêm các thuốc nội nhãn như Triamcinolone, thuốc ức chế VEGF, đã laser võng mạc, đã phẫu thuật dịch kính trong vòng 3 tháng trước khi nghiên cứu. 2. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu: th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: