Danh mục

Nụ cười viên mãn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.29 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phong Luân vừa trải qua một cơn tai biến. Ông tin rằng mình sẽ không sống được bao lâu nữa. Gần đây ông hay mơ những giấc mộng kỳ quái. Ông thấy cái chết đến với mình nhẹ nhàng như một giấc ngủ. Rồi linh hồn ông bồng bềnh, lơ lửng, tựa một chiếc lá vàng bay trong gió… Không biết ông nghĩ gì, nhưng ông quyết định đi du lịch. Mà một người cô đơn, không người thân như ông, có những quyết định gì vào lúc cuối đời, thì ai mà lường trước được. Khi nhìn đồng ruộng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nụ cười viên mãn Nụ cười viên mãn TRUYỆN NGẮN CỦA PHƯƠNG TRINHPhong Luân vừa trải qua một cơn tai biến. Ông tin rằng mình sẽ không sống được bao lâunữa.Gần đây ông hay mơ những giấc mộng kỳ quái. Ông thấy cái chết đến với mình nhẹnhàng như một giấc ngủ. Rồi linh hồn ông bồng bềnh, lơ lửng, tựa một chiếc lá vàng baytrong gió…Không biết ông nghĩ gì, nhưng ông quyết định đi du lịch. Mà một người cô đơn, khôngngười thân như ông, có những quyết định gì vào lúc cuối đời, thì ai mà lường trước được.Khi nhìn đồng ruộng xanh ngút ngàn qua cửa kính máy bay, Phong Luân hồi tưởng baokỷ niệm trong đời, những người phụ nữ đến rồi đi khỏi cuộc đời ông.Khi máy bay hạ cánh, mọi người xúm xít chờ nhận lại hành lý ký gởi. Một anh thanh niênđẩy giúp hành lý cho ông một đoạn đường. Bao giờ cũng vậy, bao giờ cũng có ai đó đỡgiùm ông gánh nặng, nhưng chỉ một chốc thôi. Chỉ một chốc thôi rồi ông lại phải mộtmình gánh lấy gánh nặng của mình. Xét cho cùng, ở đời ai chẳng thế?Tay phải của Phong Luân gần như liệt hẳn. Chân phải cũng bước rất khó khăn. Vì vậy,ông kéo hành lý đi bằng tay trái. Xem ra không thể kéo hành lý bằng tay phải, thì kéohành lý bằng tay trái cũng chẳng có vấn đề gì. Chỉ có điều tay phải là tay thuận củaPhong Luân khi vẽ. Ông là một họa sĩ. Và biết mình không thể vẽ được nữa.Khi ở vào độ tuổi 20, Phong Luân nhận được vài giải thưởng trong hội họa và những lờikhen ngợi, kỳ vọng. Nhà ông ở gần một lò bánh mì. Anh thợ nướng bánh mì có một côvợ và một đứa con. Những lúc rảnh rỗi, khi một tay Phong Luân cầm giá vẽ, một tay cầmbảng màu, cọ, giấy… đến công viên; một tay anh thợ dắt vợ, một tay dắt con đi chơi cầutuột. Phong Luân đã nhìn thấy nét mặt rạng rỡ, tiếng cười sảng khoái của anh thợ trongnhững thời khắc như thế. Anh thợ dĩ nhiên không biết vẽ và không có giải thưởng. NhưngPhong Luân từng ước giá như mình có thể đổi các giải thưởng cùng lời khen để có nhữnggiờ phút giản đơn như thế. Phong Luân mơ một cuộc sống ấm áp, yên bình.Dần dần, ông không còn gì để trao đổi, để mặc cả nữa. Sau những giải thưởng ấy, PhongLuân chỉ vẽ được những tác phẩm trung bình, ít được chú ý. Và ông vẫn cứ cô đơn. Đếnnỗi có lúc ông cay cú cuộc đời: cái cảnh sống cô độc như thế này chỉ nên gán ghép chonhững ai đó tài năng xuất chúng, chứ không thể đè một gã tầm thường như mình ra bắtphải chịu cho bằng được.Ngay trước tuổi 30 của Phong Luân, một vị linh mục đã nói rằng: “Cha luôn ngạc nhiênvề những gì Chúa đã làm và không làm cho cuộc đời con. Cha mong con hạnh phúc trọnvẹn, bất chấp những điều không trọn vẹn mà con phải chịu”.Bây giờ thì Phong Luân đã ở độ tuổi lục tuần. Một trong những điều “không trọn vẹn”mà vị linh mục nói chính là: Phong Luân mắc chứng sợ cơ thể phụ nữ. Ông nâng niu họ,ông thương nhớ họ, ông cần và khát khao tâm hồn họ, sự chia sẻ của họ như tri kỷ, tri âm.Nhưng ông kinh hãi những gắn bó sâu xa về xác thịt. Nói cho đúng, không phải nhữngngười phụ nữ đến rồi đi khỏi cuộc đời ông. Mà ông đã để họ ra đi, đã khiến họ phải ra đi.Phong Luân tin mình sắp chết, biết mình không thể vẽ được nữa và hiểu rõ chứng bệnh lạthường của mình. Thế thì có quái dị không khi ở vào cái tuổi này, vào hoàn cảnh này, ôngvẫn chờ đợi cái gọi là “hạnh phúc trọn vẹn”?Phong Luân thuê một căn phòng nhỏ ở nhà nghỉ gần bờ biển. Ông muốn ngắm mặt trờinhô lên từ mặt biển và lắng nghe tiếng sóng vỗ vào đêm. Dạo đó, do ảnh hưởng bão, trờicứ mưa suốt.Đó là một đêm mưa gió quật không thương tiếc vào những cánh cửa đóng chặt. Hơi lạnhlùa vào phòng. Phong Luân tê tái cả người. Giữa lúc gió mưa gào thét như thế, tiếng gõcửa vang lên.Ngay từ đầu Phong Luân đã nghe ra tiếng gõ cửa lọt thỏm giữa tiếng đất trời lồng lộn,như thể đôi tai ông có thêm một bộ phận tách âm chuyên biệt. Nhưng ông vẫn ngồi im,phần vì cả người đang run rẩy, di chuyển rất khó khăn, phần vì tiếng gõ cửa giữa đêmmưa, ở một nơi xa lạ, vắng vẻ như thế này có điều gì đấy vô cùng phi lý.Phong Luân đã không đứng dậy ngay. Ông im lặng lắng nghe.Đó đúng là tiếng gõ cửa. Mỗi lúc một rõ ràng hơn, kiên nhẫn hơn.Phong Luân vịn ghế đứng dậy, lầm bầm: “Chỉ với tiếng gõ cửa này thôi, bọn nhà văn thahồ mà viết truyện!”. Ông tra chìa vào ổ khóa. Cánh cửa dần dần hé ra.Hơi lạnh và nước mưa xộc thẳng vào căn phòng. Gió lồng lộng thổi. Nhưng bao nhiêu đóthì có gì để nói? Cái đáng kể nằm ở chỗ: trước mặt ông là một người phụ nữ!Hơn 10 năm nay tên tuổi Phong Luân chìm vào quên lãng. Hơn 10 năm nay không mộtngười phụ nữ nào đến tìm ông.- Xin lỗi, ông có phải là họa sĩ Phong Luân?- Tôi đây – Ông thản nhiên đáp. Tháng năm chồng chất lên cuộc đời đã làm ông ít biếtngạc nhiên.- Vậy là tôi đã đúng…“Vậy là tôi đã đúng”. Câu nói nhẹ tênh như một tiếng thở dài. Nhưng “đúng” điều gì?Từng trải qua và chứng kiến nhiều phi lý trong đời đến mức mặc nhiên mà đón nhận,nhưng hôm nay, Phong Luân gặp lại cảm giác tò mò của mấy mươi ...

Tài liệu được xem nhiều: