Ở cái tuổi mười sáu, có lẽ cô bé nào cũng từng có một giấc mơ cổ tích của riêng mình. Chính mình, trong giấc mơ sẽ là một nàng công chúa ngủ trong rừng, xinh đẹp với một chiếc váy trắng muốt và ngủ say sưa trên một chiếc giường kết đầy hoa. *** Rồi một chàng hoàng tử sẽ đến, khẽ đặt lên môi nàng công chúa một nụ hôn, đánh thức nàng dậy trong khung cảnh muôn hoa bung nở, chim chóc hát ca tưng bừng. Nó cũng từng mơ những giấc mơ như thế. Nhưng chỉ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nụ hôn chiến thắngỐc nhỏỞ cái tuổi mười sáu, có lẽ cô bé nào cũng từng có một giấc mơ cổtích của riêng mình. Chính mình, trong giấc mơ sẽ là một nàng côngchúa ngủ trong rừng, xinh đẹp với một chiếc váy trắng muốt và ngủsay sưa trên một chiếc giường kết đầy hoa. ***Rồi một chàng hoàng tử sẽ đến, khẽ đặt lên môi nàng công chúa một nụhôn, đánh thức nàng dậy trong khung cảnh muôn hoa bung nở, chim chóchát ca tưng bừng.Nó cũng từng mơ những giấc mơ như thế. Nhưng chỉ đến cảnh chànghoàng tử cúi xuống nhìn nàng công chúa, chàng bỗng dưng quay đi. Đimãi, bỏ mặc nàng công chúa với giấc ngủ vĩnh hằng của riêng mình...Đã không biết bao nhiêu lần, giấc mơ ấy cứ lặp đi lặp lại. Và lần nào cũngkết thúc ở cảnh chàng hoàng tử của nó bỏ đi, đi mãi. Lần nào cũng vậy.Nó tỉnh giấc. Nước mắt đầm đìa trên khuôn mặt. Bật điện. Nó làm nhưchàng hoàng tử kia: Ngắm mình từ đầu đến chân, qua trước gương lớn ởcuối giường. Đôi mắt nghẹn lại nơi hai bàn chân: đôi chân xanh xao khótả, teo nhỏ và cong queo. Nó ôm mặt, nghẹn ngào khóc.Lần đầu tiên bắt gặp nó khóc giữa đêm, mẹ đã ôm nó vào lòng, ôm thậtchặt mà không nói gì. Nhưng nó biết mẹ đang khóc. Bởi mái tóc của nó đãướt đẫm. Nước mắt của mẹ mằn mặn...Hôm sau, cái gương không còn được đặt ở giữa phòng nữa.– Mẹ này, cái gương của con đâu rồi? Sao mẹ lại mang nó đi chỗ khác?Mẹ nhìn nó, ánh mắt đau đáu, chua xót. Nhưng mẹ chẳng nói gì. Khôngbiết phải nói gì hay là nước mắt đã nghẹn nơi cuống họng?– Không có gương thì con vẫn nhìn thấy đôi chân của con mà, mẹ! Conmuốn nhìn thấy khuôn mặt xinh xắn của con mẹ ạ. Khuôn mặt ấy đều mỉmcười với con vào mỗi buổi sáng. Khuôn mặt duy nhất không kinh sợ khinhìn vào đôi chân con. Mẹ! Con chỉ có mình con để làm bạn.Mẹ không nói gì. Đôi mắt mẹ nhìn nó, sâu thẳm và câm lặng. Chất chứatrong đó là những đớn đau đến tột cùng. Nó lặng thinh. Đã có lần nó nghĩ,mẹ chẳng thể nào hiểu được nỗi đau của nó, bởi mẹ không mang một đôichân tật nguyền. Nhưng lúc này, nhìn ánh mắt mẹ, nó chợt hiểu, mẹ đauhơn nó gấp hai lần: nỗi đau của một người mẹ và nỗi đau của chính nó.– Con sẽ không khóc nữa đâu, mẹ!Chiếc gương lại ở đó. Nó vẫn thường tỉnh giấc vào lúc nửa đêm. Nhưngnó đã học được cách khóc lặng lẽ, chỉ có nước mắt, không có những tiếngrên, cũng chẳng có những tiếng nấc nghẹn.Dạo này, mẹ đi ra khỏi nhà sớm hơn, về nhà muộn hơn. Nó tự hỏi, điều gìđã làm mẹ đi lâu đến thế, hay mẹ không còn yêu nó nữa? Và rồi, khuônmặt mẹ ngày càng xanh xao, hốc hác hơn. Gạt đi cái ý nghĩ nghi ngờ vớvẩn kia, nó lờ mờ nhận ra mẹ đang cố gắng để làm một điều gì đó, mộtđiều rất quan trọng.Rồi một ngày, mẹ trở về với khuôn mặt rạng rỡ khác thường.– Mẹ có cái này cho con.Một chiếc xe. Mẹ sẽ đưa con đi dạo vào buổi chiều. Con có thể nhìn thấycỏ xanh này, thấy rặng hoa màu tím này, cả những tia nắng nữa.– Mẹ này. Lần sau mẹ chỉ đưa con ra chơi ở vườn nhà mình thôi nhé! Conkhông muốn ra ngoài đường nữa. Không phải con không thích. Chỉ là...Bọn họ cứ nhìn con. Con ghét những ánh mắt tò mò, thương hại. Conkhông cần sự thương hại.Sau đó, mẹ thuê bác hàng xóm đục một khoảng nhỏ trên bức tườngphòng nó, làm thành một khung cửa sổ xinh xinh. Chiếc giường nhỏ cũngđược kê gần lại bên cửa sổ.– Mẹ ơi con thích lắm. Ở đây con có thể nhìn thấy trời, thấy cỏ, thấy cảngười đi lại ngoài kia nữa.– Mẹ ơi có một con bướm vàng đang bay ở ngoài kia. Con cũng muốn baylên như thế!Mẹ nhìn nó cười. Nhưng khi quay mặt đi, khuôn mặt đã đầm đìa nướcmắt.Cửa sổ của nó trông ra một lối nhỏ, hình như là một con đường tắt dẫnđến một trường học. Ngày ngày, bọn trẻ con tung tăng đi về, nói cười ríurít. Một ngày, có một cậu bé, chừng 10 tuổi dừng lại bên khung cửa củanó.– Chị ơi! Sao ngày nào chị cũng ngồi đây vậy?– Chị không đi học à?– Em có truyện này hay lắm. Chị cầm lấy mà đọc. Em về đây, mai emquay lại nhé!Và ngày ngày, cậu bé nán lại bên khung cửa sổ của nó. Hai chị em nói đủchuyện trên trời dưới đất. Và không biết từ bao giờ, nó chỉ chờ đến buổichiều để gặp và nói chuyện với cậu bé dễ thương kia.– Dạo này con có chuyện vui à?...– Con có thể mời em bé ấy vào nhà mình chơi, khi con thật sự có niềm tin....– Đừng sợ, con gái. Chẳng lẽ con cứ mãi là một con ốc trốn kín trong vỏcủa mình?...Tất nhiên, nó không muốn là một con ốc nhỏ. Nó muốn được như chúbướm vàng kia, cất cánh bay lên giữa bầu trời thênh thang. Nhưng quảthật nó sợ. Nó sợ những ánh mắt không – bình – thường của mọi ngườikhi nhìn thấy nó. Ánh mắt nhắc nó nhớ đến thân phận tật nguyền củamình.Nhưng chẳng lẽ cứ mãi là một con ốc trốn trong vỏ?– Mẹ này, hôm nay mẹ cho con cầm chìa khóa nhé! Con muốn mời em béấy vào nhà chơi.Mẹ nhìn nó, khẽ mỉm cười rồi xoa đầu nó: Đã đến lúc sống can đảm rồi,con gái ạ– Em có muốn vào nhà chị chơi không? Chìa khóa này. Em vòng ra phíatrước và mở cửa vào nhé!Chú bé vui vẻ và ngoan ngoãn làm theo lời nó. Không có một dấu hỏi nàovề cái cách mời khách vào nhà kì lạ ấy.– Chị ở trong này nè. Em mở cửa rồi vào đi.Tim nó đập thình thịch. Nó lo lắng. Nó sợ. Sợ sẽ phải nhìn thấy ánh mắtmà mọi người vẫn hay nhìn nó: tò mò và thương hại.– Phòng chị đẹp nhỉ! Em cũng thích có một cái cửa sổ trông ra đường nhưthế này.Cậu bé vẫn vậy. Hồn nhiên, vui vẻ và không có điều gì đặc biệt xảy ra.Không tò mò, không e ngại, không sợ hãi. Đến lượt chính nó lên tiếng:– Sao em không hỏi gì?– Hỏi sao chị lại suốt ngày nằm đây chẳng hạn. Nhìn này, em không thấychị có gì khác em à?– Nhìn này, chân chị!Cậu bé dừng lại nhìn nó, lặng im một lúc lâu rồi lại cười toe:– Chị ghét cái chân của mình lắm phải không? Em không thấy có gì khácvới mọi người cả. Chỉ là một đôi chân thôi mà.Nó mở to mắt. Lần đầu tiên nó được người khác đối xử như một ngườibình thường. Lần đầu tiên người ta không bận tâm, không tò mò, cũngchẳng thương hại cho đôi chân tật nguyền của nó. Thậm chí còn chả coiđó là điều gì đáng bận tâm.Cậu bé lại trầm ngâm nh ...