E. Jelinek là một trong nữ văn hào đương đại có nhiều ảnh hưởng trong vấn đề phụ nữ ở Áo. Bà lúc nào cũng thách thức xã hội đương thời với những bài viết tranh đấu nữ quyền sâu sắc, chỉ trích xã hội, chống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan và lắm khi bị xem là có tính khiêu dục bằng giọng điệu chế giễu, trêu chọc. E. Jelinek xem mình như một người tranh đấu cho quyền lợi phái nữ với sự đồng cảm rõ rệt nghiêng về phái giới của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nữ quyền trong sáng tác của Elfriede Jelinek JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 83-89 NỮ QUYỀN TRONG SÁNG TÁC CỦA ELFRIEDE JELINEK Lê Thị Bích Hạnh Trường THPT Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước1. Đặt vấn đề - - Năm 2004, tiểu thuyết gia kiêm kịch gia nổi tiếng Elfriede Jelinek - nữ nghệsĩ nước Áo - đã được vinh danh giải thưởng Nobel văn học. Đây là một giải thưởnggây nhiều tranh cãi nhất xưa nay. Sự nghiệp văn chương lẫy lừng của bà được trởthành một trong những hiện tượng tốn nhiều giấy mực của văn đàn thế giới. Bêncạnh những ý kiến khen ngợi hết lời, không ít người khó cảm nhận tác phẩm củabà. Vượt lên tất cả, Elfriede Jelinek (E. Jelinek) vẫn giành vô số giải thưởng vănhọc, mà đỉnh cao là giải Nobel văn chương. Số lượng tiểu thuyết của E. Jelinek khádày dặn, cho đến nay bà đã có 8 tiểu thuyết được xuất bản. Tuy nhiên, nếu kể đếnnhững tiểu thuyết mang đậm văn phong của bà thì người ta thường đề cập đến:Tình ơi là tình (Die Liebhaberinnen-1975) và đặc biệt là tác phẩm mang đến cho bàgiải Nobel văn học - Cô gái chơi dương cầm (Die Klavierspielerin-1983). Đây cũnglà hai tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt. E. Jelinek là một trong nữ văn hào đương đại có nhiều ảnh hưởng trong vấnđề phụ nữ ở Áo. Bà lúc nào cũng thách thức xã hội đương thời với những bài viếttranh đấu nữ quyền sâu sắc, chỉ trích xã hội, chống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan vàlắm khi bị xem là có tính khiêu dục bằng giọng điệu chế giễu, trêu chọc. E. Jelinekxem mình như một người tranh đấu cho quyền lợi phái nữ với sự đồng cảm rõ rệtnghiêng về phái giới của mình. Không chút thương xót, bà vạch trần sự giả đạo đức,những mặt ngoài dối trá của thông lệ xã hội, những nghi lễ và truyền thống phụhệ, những nguyên nhân dẫn tới sự chèn ép phái nữ cùng với lạm dụng quyền hànhtrong xã hội Áo đương thời.2. Nội dung nghiên cứu Sau thế chiến thứ II, mọi trật tự được trả về đúng vị trí, chế độ độc tài phátxít sụp đổ, thế nhưng nước Áo trong một thời gian dài vẫn chịu ảnh hưởng nặng nềtừ chế độ độc tài trước đó. Người dân vẫn sống trong một bầu không khí ngột ngạt,u ám, đặc biệt là người phụ nữ - đối tượng dễ bị xâm hại và tổn thương. Họ đã phảigánh những gánh nặng từ thể xác đến tinh thần bởi một nền chính trị độc tài xem 83 Lê Thị Bích Hạnhtrọng sức mạnh và kỷ luật. Cả xã hội Áo đương thời giãy chết dưới sự thống trị củamột thể chế ảnh hưởng tư tưởng Nazi, hấp hối trong sự kiềm tỏa của bóng tối tộilỗi, sự giả dối và những định chế khắc nghiệt. Tàn dư của quá khứ Nazi đã đẩy cuộcđời mỗi con người trong xã hội Áo đương thời phải gắn thêm thán từ: số phận!, đẩynhững cuộc sống bình thường trở thành bi kịch. Làm sao có thể hạnh phúc khi sốngtrong một xã hội đầy rẫy sự bất ổn, âu lo và nghiệt ngã, “khắp mọi nơi trong thànhVienne, và ngay từ khi còn là một đứa trẻ, ai ai cũng được cảnh báo phải tránh xanơi này trong đêm tối. Trai bên trái, gái bên phải” [2]. Trong một xã hội mà tội ácnhan nhản, con người đối xử với nhau như những kẻ thù, họ yêu nhau, làm tình vớinhau hàng ngày nhưng ngay trong tư tưởng của họ vẫn toan tính đối phó với nửakia của mình. Họ giăng bẫy nhau và sẵn sàng chà đạp lên nhau, làm đau đớn nhaukhi cần hoặc thậm chí cả những lúc không cần phải làm thế. Hơn hết, người phụ nữtrong xã hội ấy phải chịu một số phận nghiệt ngã. E. Jelinek đã tự đặt cho mìnhtrách nhiệm phải lên tiếng chống lại những thế lực tàn khốc đang hút cạn kiệt tinhthần, nghị lực và khát vọng sống của những người phụ nữ. Bà cho rằng mình phảilàm một điều gì đó để phá bỏ những cái xấu xa đồng thời kiến thiết lại những giátrị căn bản “tôi không tự nguyện làm những việc tôi làm, nhưng tôi phải làm thôi”[3] - bà nói. Bằng những “cú hích” nghệ thuật có chủ ý, bà cố gạt bỏ hết những giớihạn và những thông lệ, mẫu hình lý tưởng của xã hội, bà đặt cái không quen vàogiữa những thông thường hàng ngày. Ý định của bà là đưa ra một cách đo lườngkhác, một nội qui mới. Và cuộc “lật đổ” này chỉ xảy ra qua sự xung đột mãnh liệt,E. Jelinek không hề sợ hãi đương đầu cuộc xung đột này để tìm thấy một cái nhìnmới về hai phái tính, về quá khứ cũng như về tiến trình chính trị của những sự kiệnđang xảy ra. Tác phẩm của E. Jelinek , đặc biệt là với Tình ơi là tình và Cô gái chơi dươngcầm, ta bắt gặp những đặc điểm của văn chương hậu hiện đại với một thi pháp lạ,nhưng tài hoa. Đây là những sáng tác rất tiêu biểu của E. Jelinek về vấn đề nữquyền. Với lối kể chuyện và kết cấu truyện độc đáo, các giá trị về cuộc sống đượcbà ngụy trang bằng những lối hành xử kì dị trong tình yêu và tình dục. Thế nhưng,đấy mới chính là điểm làm nên sự hấp dẫn từ tiểu thuyết của bà. Trong xu thế phát triển văn học hiện nay, nhìn chung các tác phẩm đề cậpđến những vấn đề về nữ giới n ...