Danh mục

Núi Cô Tô

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.61 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Núi Cô Tô, còn gọi là núi Tô, có tên chữ là Phụng Hoàng Sơn, bởi nhìn xa giống như con chim phượng hoàng khổng lồ đang sải cánh giữa đồng bằng mênh mông. Sách nói rằng xa xưa, núi Tô là nơi trú ngụ của loài chim phượng hoàng. Núi Cô Tô nằm trong hệ thống dải Thất Sơn thuộc địa phận huyện Tri Tôn (An Giang), cao 614m, người Khmer gọi là “Pnom-Kto”. Núi có cấu tạo giống như một mâm trứng đá. Những khối đá to, nhỏ xếp chồng lên nhau, được gọi là “lò ảng”....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Núi Cô Tô Núi Cô TôNúi Cô Tô, còn gọi là núi Tô, có tên chữ là Phụng Hoàng Sơn, bởi nhìn xa giống nhưcon chim phượng hoàng khổng lồ đang sải cánh giữa đồng bằng mênh mông. Sáchnói rằng xa xưa, núi Tô là nơi trú ngụ của loài chim phượng hoàng.Núi Cô Tô nằm trong hệ thống dải Thất Sơn thuộc địa phận huyện Tri Tôn (An Giang),cao 614m, người Khmer gọi là “Pnom-Kto”. Núi có cấu tạo giống như một mâm trứngđá. Những khối đá to, nhỏ xếp chồng lên nhau, được gọi là “lò ảng”.Cũng có tích xưa kể lại rằng các nàng tiên nữ thường hay xuống vùng núi Thất Sơn trongnhững đêm trăng sáng để dạo chơi và vui đùa. Một hôm, các nàng chơi trò ném đá vàsáng hôm sau, nơi ấy xuất hiện một trái núi nhỏ nằm lẻ loi, đá chồng chất lên nhau thànhmuôn vạn dáng hình kỳ vĩ.Một ngày nắng đẹp, chúng tôi từ phố núi Tri Tôn theo tỉnh lộ 943 đến với núi Tô. Xechạy tốc độ vừa phải, đường sá tốt, hai bên là những cánh đồng lúa chín vàng dọc dàitheo núi. Những ngôi nhà thấp thoáng, ẩn hiện trong bóng tre xanh, dưới tàn thốt nốt, xahơn chút nữa là dãy núi sừng sững. Những con lạch nhỏ chảy từ trên núi xuống, len lỏiqua muôn ngàn khối đá thiên hình vạn trạng, nước suối trong xanh biêng biếc… Cảnh vậtthật thanh bình, yên ả với những đàn bò gặm cỏ và những chú bé mục đồng ngất nghểu,khua lục lạc leng keng trên con đường sơn cước.Chúng tôi ghé Tức Dụp, cách thị trấn Tri Tôn khoảng 18km. Đây là một ngọn đồi đá nổitiếng, được báo chí hồi trước giải phóng gọi là đồi Hai triệu đô, dựa vào số bom đạn Mỹđã dội xuống đây, được tính bằng USD. Do cấu tạo địa chất đặc biệt, bên trong đồi đáTức Dụp là một hệ thống hang động ngầm như tổ ong vĩ đại, rất kiên cố và vững chắc.Đi theo hành lang được xây dựng sau này, dọc theo “sơn đạo thép” năm xưa, xuyên quanhững lối quanh co lúc rộng, lúc hẹp đầy đá núi lạ mắt như có bàn tay ai sắp đặt từ lúcmới tạo sơn, chúng tôi thâm nhập vào hang và được tận mắt thấy những di tích lịch sử,hội trường, trạm xá, nơi ăn chốn ở của những người giữ núi. Có cảm giác như bóng dángcủa một thời hào hùng vẫn còn đâu đây. Hội trường C.6 trong lòng núi có thể chứa 150khách.Tức Dụp ngày nay đã được đầu tư thành một khu du lịch sinh thái và truyền thống lịch sửvới khá nhiều hạng mục, công trình phục vụ khách tham quan du lịch. Theo thông tin củangành du lịch, hàng năm có hàng trăm ngàn lượt khách trong, ngoài nước đã đến nơi đây.Rời Tức Dụp ở sườn phía Tây núi Cô Tô, chúng tôi vòng qua xã Núi Tô mịt mù cát bụi.Lý do là khúc đuôi của Phụng Hoàng Sơn hiện nay là một công trường khai thác đá có lẽlớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.Qua hết con đường đầy cát bụi của những công trường khai thác đá. Chúng tôi đi ngượcđường những chiếc xe tải kềnh càng chở đá xuôi về hướng kênh đào, nơi có bến bãi tậpkết, sơ chế, phân loại đá. Có khá nhiều thợ thủ công đơn giản, từ các nơi đến kiếm sống,làm thuê, gia công những vật dụng bằng đá núi Cô Tô như cối đá, trụ đá, bia đá, tán đá…Bãi đá này dài mấy cây số nắng chang chang, không một bóng cây, hàng trăm con ngườivẫn “bán mặt cho đá, bán lưng cho trời”.May mà màu xanh của cây cỏ lại xuất hiện ở sườn phía Đông Cô Tô. Qua những xómlàng yên ắng, qua những cánh đồng có những đàn bò gặm cỏ, chúng tôi gặp các cô gáiKhmer gánh, chở rau cải, bầu bí, cười tươi tắn khi thấy khách lạ đưa máy ảnh lên chụp.Một con đường nhỏ như đường làng, rợp bóng cây, dẫn vào thắng cảnh Suối Vàng SoàiSo. Hai bên là những hàng quán của dân địa phương. Vé vào cửa giá 5.000 đồng chongười đi xe gắn máy và 2.000 đồng cho khách bộ hành.Thật bất ngờ trước vẻ đẹp hoang sơ của Soài So. Một hồ nước xanh biếc, phẳng lặng rộngchừng 5 hecta. Hồ có dung tích 400 ngàn mét khối, được sử dụng để tưới tiêu cho hàngtrăm hecta ruộng rẫy và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng lân cận. Một consuối nhỏ chảy róc rách từ trên núi xuống, nước trắng xóa như bạc, len giữa một hòn đá rấtto như trái bầu hồ lô của các vị tiên. Cây rừng xanh tốt soi bóng xuống mặt hồ lung linh,huyền ảo. Những hàng thốt nốt đứng trầm tư ven hồ. Có một số mộ táng cổ hình thápnằm rải rác trong khu vực. Tiếng chim hót líu lo trên những nhánh sung rừng cành lá umtùm, rậm rạp.Nếu ở lại đây ăn cơm, bạn sẽ cảm nhận một điều khác biệt: gạo ở vùng này thường đượcsản xuất bằng giống lúa rẫy địa phương, ít sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, dođó hương vị gạo ngon, thơm, dẻo và lạ miệng. Đường thốt nốt sản xuất theo quy trình thủcông truyền thống cũng là một sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, có giá từ 8.000đến 10.000 đồng một ký.Dù sao, Cô Tô với non xanh, nước biếc luôn để lại trong lòng du khách nhiều lưu luyếnnhờ những cảnh tượng lạ lùng khó quên. ...

Tài liệu được xem nhiều: