Danh mục

Nước Pháp – dấu ấn đặc biệt trong hành trình tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.22 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” – Thôi thúc Hồ Chí Minh hướng tới nước Pháp; “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” – “Quả bom chính trị” dấu ấn lớn đầu tiên của người cách mạng trẻ tuổi trên đất Pháp; “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” – Ánh sáng soi đường cách mạng Việt Nam; Sáng lập Đảng Cộng sản Pháp – Chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nước Pháp – dấu ấn đặc biệt trong hành trình tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NƯỚC PHÁP – DẤU ẤN ĐẶC BIỆT TRONG HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Phạm Văn Lương1* Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải, 1 Số 450-451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Email: luongpv_ph@utc.edu.vn. Tóm tắt. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong thời kỳ lịch sử dân tộc bị ngoại bang đô hộ, các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX liên tục thất bại và bị kẻ thù dìm trong biển máu. Bằng trí tuệ sáng suốt của mình, Người đã vượt qua tầm nhìn hạn chế của các các bậc tiền bối để ra đi tìm một con đường cứu nước mới cho dân tộc. Nước Pháp lúc bấy giờ là kẻ thù của dân tộc ta, nhưng đây cũng là trung tâm chính trị sôi động nhất của thế giới bấy giờ, ở đây có rất nhiều điều mới mẻ. Chính những điều đó đã thôi thúc Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đến nước Pháp để tìm hiểu, tìm một hướng đi mới cho lịch sử dân tộc, khác biệt hoàn toàn so với những bậc tiền bối đi trước. Từ khóa: Nguyễn Ái Quốc, hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, lớn lên trong thời kỳ lịch sử dân tộc bị ngoại bang đô hộ, các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX liên tục thất bại và bị kẻ thù dìm trong biển máu. Chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã nuôi một ý chí, hoài bão lớn lao là hiến thân mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vậy lựa chọn con đường cứu nước nào? Vận mệnh dân tộc sẽ đi về đâu? Tất cả sứ mệnh lịch sử đó được đặt lên vai Nguyễn Tất Thành – người thanh niên yêu nước, người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bằng trí tuệ sáng suốt của mình, Người đã vượt qua tầm nhìn hạn chế của các các bậc tiền bối để đi tìm một con đường cứu nước mới cho dân tộc, với một hướng đi khác biệt hoàn toàn so với những bậc tiền bối đi trước. Việc lựa chọn đi sang phương Tây, đến với nước Pháp là dấu ấn có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc Người hướng cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản, mở đường cho Chủ nghĩa Mác – Lênin thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. 2. NỘI DUNG 2.1. Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” – Thôi thúc Hồ Chí Minh hướng tới nước Pháp -630- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Xuất thân từ Nho học nhưng với con mắt thức thời, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã hướng những người con của mình đến với văn minh phương Tây, đến với Tây học. Đặc biệt ông sớm nhận thấy tài năng và chí hướng của người con trai thứ Nguyễn Tất Thành, nên ông luôn tạo điều kiện để anh được học tập một cách bài bản và đầy đủ nhất. Năm 1905, Nguyễn Tất Thành vào học ở Trường tiểu học Pháp - Việt được mở tại Vinh. Tại đây, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành nhìn thấy dòng chữ “Tự do - Bình đẳng - Bác ái ”. Đối với Nguyễn Tất Thành, đó là những điều hoàn toàn mới lạ. Vì vậy, rất tự nhiên Nguyễn Tất Thành nảy ra ý định muốn tìm hiểu những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy [1]. Một ý tưởng táo bạo đã xuất hiện đó là sang tận nơi xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta [2]. Đây là lần đầu tiên, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của nước Pháp. Với Người, những chữ: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” lúc đó thật lạ, thật mới mẻ, nhưng Người vẫn chưa thể hiểu nổi và Người muốn tìm hiểu về những điều lạ đó. Năm 1923, khi trả lời phỏng vấn tạp chí “Ngọn lửa nhỏ” của Liên Xô, Người giải thích rằng: Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cùng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy [1]. Cũng lý giải về việc chọn nước Pháp để đi tìm một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn tờ báo L’UNITÀ của Đảng Cộng sản Italia, Nguyễn Ái Quốc nói: trước đây tôi có đọc một số tờ báo phát hành sang nước tôi, một vài tờ có tính chống đối ở An Nam, có những người lính lê dương do Poăngcarê (Poincaré) gửi sang để cải huấn. Những người lính lê dương này đọc đủ thứ, họ là những kẻ chống đối về bản chất. Họ cho tôi đọc các báo Pháp. Vì thế tôi nảy ra ý muốn sang xem “mẫu quốc” ra sao và tôi đã tới Pari [1]. Đó thực sự là ý tưởng lớn và vĩ đại, đến từ một người dân yêu nước muốn tìm hiểu kẻ thù của mình để sau đó đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: