Danh mục

Nứt Hậu Môn: bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ (Kỳ 1)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.32 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nứt hậu môn, đường rò hậu môn, cơ vòng hậu môn Nứt hậu môn (NHM) là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn. Thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng, NHM ít gặp ở trẻ lớn. Tuy nhiên ngườilớn cũng có thể bị NHM khi tiêu khối phân cứng và to do táo bón, NHM ở phụ nữ sau khi sinh đẻ… Nứt hậu môn gây đau và chảy máu. Hơn 90 % trường hợp NHM tự lành và bệnh nhân có thể dùng kem thoa tại chỗ hoặc thuốc nhét hậu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nứt Hậu Môn: bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ (Kỳ 1) Nứt Hậu Môn: bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ (Kỳ 1) Nứt hậu môn, đường rò hậu môn, cơ vòng hậu môn Nứt hậu môn (NHM) là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn.Thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng, NHM ít gặp ở trẻ lớn. Tuy nhiên ngườilớn cũng có thể bị NHM khi tiêu khối phân cứng và to do táo bón, NHM ở phụ nữsau khi sinh đẻ… Nứt hậu môn gây đau và chảy máu. Hơn 90 % trường hợp NHM tự lành vàbệnh nhân có thể dùng kem thoa tại chỗ hoặc thuốc nhét hậu môn để giảm đau.NHM một khi không lành có thể trở thành mãn tính. Khi NHM không lành, biệnpháp phẫu thuật sẽ giúp giảm đau và khó chịu. 1. Triệu chứng và dấu hiệu: Các triệu chứng và dấu hiệu của NHM baogồm - Đau và nóng rát trong khi đi tiêu, sau đó dễ chịu hơn cho đến lần đi tiêukế tiếp. - Máu đỏ tươi ở phần rìa ngoài của phân hay trên giấy vệ sinh sau khi đitiêu - Ngứa hoặc kích ứng quanh hậu môn Cơ vòng hậu môn trong, Nứt hậu môn gây chảy máu, cơ vòng hậu mônngoài 2. Nguyên Nhân Nguyên nhân thường gặp nhất gây NHM là khối phân to hoặc cứng đi quaống hậu môn khi đi tiêu. Các nguyên nhân khác là: - Táo báo và rặn khi đi tiêu - Viêm vùng hậu môn trực tràng, hay do nguyên nhân viêm loét đại tràng(IBD) chẳng hạn 3. Các yếu tố nguy cơ: Các yếu tố tăng nguy cơ NHM là - Trẻ em: Có đến 80 % trẻ em bị NHM trong năm đầu tiên của cuộc đời, vàhiện nay các chuyên gia cũng chưa biết rõ tại sao. - Tuổi cao: Người cao tuổi thường bị NHM, một phần do tuần hoàn bị trìtrệ khiến lưu lượng máu đến vùng trực tràng giảm. - Táo bón: Rặn khi đi tiêu và tiêu phân cứng sẽ tăng nguy cơ NHM. - Sinh đẻ: NHM thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh đẻ. - Bệnh Crohn: Tình trạng viêm ruột này gây ra những tổn thương mãn tínhở ống tiêu hoá, sẽ khiến lớp niêm mạc ống hậu môn dễ rách. 4. Khi nào cần đi khám bệnh? Đi khám bệnh nếu thấy đau hậu môn khi đi tiêu, có máu trong phân hoặcmáu trên giấy vệ sinh. Hậu môn và cơ vòng hậu môn ngoài 5. Tầm soát và Chẩn Đoán - Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám lâm sàng, kể cả thăm khám vùng hậu môn.Trong nhiều trường hợp, có thể thấy rõ vết nứt hậu môn. Thăm khám hậu mônbằng ngón tay có đeo găng hoặc bằng ống soi hậu môn (anuscope) có thể gây đau. - Khi vết NHM đã lành mà vẫn tiếp tục tiêu ra máu, để chắc chắn rằng bệnhnhân không có bệnh khác đi kèm như bệnh Crohn chẳng hạn, có thể cần phải nộisoi đại tràng sigma hoặc toàn bộ đại tràng. Bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ và mềm cógắn video camera ở đầu đưa vào cơ thể qua ngã hậu môn để quan sát trực tràng vàđại tràng. Nứt hậu môn - Nếu bệnh nhân trên 50 tuổi, bác sĩ có thể khuyến cáo nên nội soi đại tràngđể quan sát toàn bộ đại tràng và loại trừ khối u ung thư, là một nguyên nhân kháccó thể gây chảy máu trực tràng.Nếu người bệnh dưới 50 tuổi và không có nguy cơbệnh lý đường ruột hoặc ung thư đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràngsigma, ít xâm lấn hơn nhưng lại chỉ quan sát được phần cuối của đại tràng.

Tài liệu được xem nhiều: