Danh mục

Ở bến sông xưa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.26 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

* Sẽ có những tình yêu dài như dòng sông, xuôi dọc đời người…Bến rồi sẽ vắng. Người làng Đình nói thế khi nghe tin sẽ có cây cầu bắc qua sông. Con sông Vàm bao nhiêu năm miên miết chảy dòng nước ngầu đỏ bồi đắp phù sa cho ruộng lúa, bãi ngô của làng rồi sẽ đẹp lên trong hình hài mới với chiếc cầu uy nghiêm, sừng sững. Lũ trẻ làng đi học sẽ không còn mỗi ngày dắt xe đạp đứng lóng nhóng trên bến đợi đò. Có cây cầu rồi thì thị trấn cũng sẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ở bến sông xưa Ở bến sông xưa TRUYỆN NGẮN CỦA TIỂU QUYÊN * Sẽ có những tình yêu dài như dòng sông, xuôi dọc đời người…Bến rồi sẽ vắng. Người làng Đình nói thế khi nghe tin sẽ có cây cầu bắc qua sông. Con sông Vàm baonhiêu năm miên miết chảy dòng nước ngầu đỏ bồi đắp phù sa cho ruộng lúa, bãi ngô củalàng rồi sẽ đẹp lên trong hình hài mới với chiếc cầu uy nghiêm, sừng sững. Lũ trẻ làng đihọc sẽ không còn mỗi ngày dắt xe đạp đứng lóng nhóng trên bến đợi đò. Có cây cầu rồithì thị trấn cũng sẽ như gần hơn. Cây cầu qua sông sẽ để người bên này – bên kia sônggắn kết gần gũi hơn, không còn phân biệt “người bên này là người quê, người bên kia làngười phố”. Từ lúc tất cả những dự án này còn trên giấy cho đến lúc trở thành hiện thực có thể cònlâu trong những mái nhà khum khum lam khói chiều của làng Đình hay ngoài những đámruộng đang mùa gặt lúa, người ta bàn tán rôm rả về “tương lai quê mình” khi không chỉcó cây cầu, mà con đường đất đỏ sẽ được trải nhựa, rồi một khu công nghiệp sẽ mọclên… Người làng Đình bao nhiêu năm sống quen nếp ruộng vườn, đâu nghĩ ngày nào đóquê mình sẽ có lúc trở thành khu công nghiệp. Mẹ tôi nói, hơn nửa đời người mẹ chỉ thấythời gian đổi thay trên màu tóc, hằn lên những khuôn mặt người chứ quê nào có đổi thay.Cái bến nước đã bao nhiêu năm khắc thăng trầm lên cuộc đời của bà, của mẹ của baonhiêu con dân làng Đình. Ở bến sông này, mẹ đã đưa tiễn những người thân yêu của mẹđi xa. Bây giờ rồi sẽ có cây cầu nối nhịp, nhưng người đi đâu trở lại. Có những cuộc chia ly mãi mãi. Mẹ nói, ngày đưa bà ngoại đi, bến sông buồn lắm. Con nước cứ miên miết chảy.Ngoại muốn nằm lại cánh đồng quê nơi ngoại một đời quen thuộc từng bờ đê, ngọn cỏ.Nhưng mà mẹ phải đưa ngoại về bên kia sông theo ý nguyện của ông lúc sinh thời. Ôngnói, khi ông bà mất, hãy để ông bà nằm cạnh nhau để bù đắp cho một đời xa cách. Cảthời trai trẻ ông đi xa, cống hiến trọn sức mình cho Tổ Quốc, những ngày về bên cạnh bàcũng chỉ ngắn ngủi. Những di chứng hằn vào da thịt của thời trai trẻ quật ngã ông lúc trởvề. Ông nói, ông không để lại được gì quý giá cho bà – ngoài mẹ. Mảnh đất nơi ông nằm bên kia sông là đất của dòng họ ông. Khoảnh đất trống bêncạnh đã bao mùa cỏ xanh cỏ úa mà mỗi lần bà đến thắp nhang đều rung rung kéo khănchùi nước mắt. Ông đã nằm đó đợi bà biết bao mùa mưa nắng. Ngày đưa bà đi, khi chuẩn bị xuôi đò qua bến nước, mẹ cúi vốc một nắm đất – đất bênnày sông là đất quê nhà – mẹ rắc xuống dòng sông, theo những lá tiền vàng mã. Mẹ nói,để ngoại vẫn mang theo trên mỗi bước đường ngoại đi có mùi đất quê hương. Ký ức của tôi về lần đưa tiễn đó gần như chỉ qua lời mẹ kể. Ngày ấy, tôi hãy còn quábé để ngăn ký ức có thể bắt đầu chứa đựng cho mình dấu ấn của một hành trình. Tiềmthức chỉ khắc nhớ được rằng, bến nước, cái nơi bắt đầu của những hành trình ra đi, là nơithân thương quen thuộc nhất. Bến nước – có những ngày tôi nằm trên tấm nylon, ngủngon, chờ mẹ. Bến nước – có những ngày mẹ bế tôi cho đôi chân bé xíu chạm vào lànnước lạnh, đôi chân quẫy quẫy cái miệng thì cười hăng hắc. Cây cầu có nối nhịp qua sôngthì cũng không thể làm đổi thay đời mẹ, không thể mang những người mẹ yêu thương trởvề. Bến nước đã vận nỗi đau vào cuộc đời của mẹ, người làng kể rằng chiều nào mẹ cũngôm tôi ngồi ngoài bến, như cổ tích vọng phu. Mẹ không hóa đá.* Trong ngăn tủ quần áo, có một ngăn luôn khóa kín mà mẹ chưa bao giờ mở trước mặttôi, tôi cũng chưa bao giờ được phép mở. Ngày còn bé, tôi thắc mắc “mẹ cất cái gì quýgiá mà hông cho con coi, con tò mò quá. Bữa nào con …đục tủ”. Mẹ gõ đầu tôi, con nít,không được tò mò, đó là chuyện người lớn. Tôi tiu nghỉu, nghĩ có lẽ khi nào mình lớn,mình sẽ biết. Nhưng con nít dễ quên, tôi chỉ tò mò mỗi khi nhìn thấy, rồi những cuộc chơimê mải cũng khiến tôi quên. Chỉ nhớ mỗi việc nhà cứ bị dột mỗi mùa mưa, và tôi cónhiệm vụ phải lấy ny lông che chắn, sợ mưa tạt làm hư cái tủ gỗ. Mới đầu hai mẹ con còn di dời cái tủ, rồi cả trèo lên mái nhà sửa lại chỗ dột. Nhưngmưa cứ tạt ngang, rồi nhà cũng tạt tứ bề. nên cuối cùng tôi nhận ra rằng trong nhà có gìquý giá, nắng thì thôi, mưa cứ …che là thượng sách. Tôi đã che cho cái tủ từ lúc mới làđứa con nít biết leo trèo cho đến ngày thành đứa con gái vào đại học – cũng chưa bằngthời gian mẹ che chở cho tôi. Mẹ nói hè này tôi về, có người trông nom phụ mẹ, mẹ sẽ dở mái lá, xây tường. Cáinhà lá bao nhiêu năm cứ mỗi mùa mưa là hết dột chỗ này, cũng dột chỗ khác. Cây ổi cónhánh ngã rạp trên nóc nhà mùa ổi chín rụng đầy mái nhà, lũ dơi, chuột cứ được dịp bổnhào xuống gặm, thả lại cái mùi khăm khẳm lần theo nước mưa chảy xuống máng xối. Nước mưa vì thế mà không dùng được. Cứ mỗi đầu mùa mưa là mẹ phải mua câychổi mới, bắc thang, trèo lên mái nhà quét lá rồn rột, bao nhiêu là thứ rớt đồm độp xuốnghiên nhà. Phải để qua mấy t ...

Tài liệu được xem nhiều: