Thông tin tài liệu:
Ô nhiễm ánh sáng được định nghĩa là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cần thiết so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ô nhiễm ánh sáng đối với sức khỏe con người Ô nhiễm ánh sáng đối với sức khỏe con người Ô nhiễm ánh sáng được định nghĩa là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cần thiết so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường.Ô nhiễm ánh sáng là một trong những vấn đề đang tác động tiêucực lên môi trường thiên văn, các loài sinh vật cũng như môitrường sinh thái tự nhiên, đồng thời ảnh hưởng đến việc sử dụngnăng lượng của con người. Ô nhiễm ánh sáng được định nghĩa làviệc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cần thiết so với khảnăng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường.Ô nhiễm ánh sáng được phân chia thành 4 loại. Bốn loại ô nhiễmánh sáng này không đơn lẻ mà thường kết hợp hoặc chồng lắpnhau:- Ánh sáng xâm nhập: việc chiếu sáng quá mức cần thiết vào cáckhu dân cư về đêm.- Lạm dụng ánh sáng: chiếu sáng ở những nơi không cần ánh sáng,chiếu sáng ngoài ý muốn gây lãng phí.- Ánh sáng chói lòa: chiếu sáng với cường độ sáng quá mức gâyhiệu ứng tiêu cực về mặt thị giác. Mức độ chói lòa quá cao có thểlàm giảm thị lực.- Ánh sáng lộn xộn: nhiều nguồn sáng được sử dụng quá mức cùngmột lúc. Loại ô nhiễm ánh sáng này phổ biến ở các khu đô thị, gópphần gây ra các loại ô nhiễm ánh sáng còn lại.Tác động đối với sức khỏe con ngườiChói mắt:Những khu vực được chiếu sáng quá mức gây chói mắt, khiến chocon người có phản xạ nhắm mắt hoặc ngoảnh mặt đi để màn ánhsáng không phân tán xuyên qua võng mạc. Những tác động tiêucực của màn ánh sáng đối với mắt:- Giảm độ tinh tế.- Giảm khả năng nhận biết màu sắc.- Giảm khả năng nhận biết độ tương phản.Nhịp sinh học:Nhịp sinh học, hay còn gọi là đồng hồ sinh học, là chu kỳ hoạtđộng trong vòng 24 giờ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý củahầu hết cơ thể sống. Những quá trình này bao gồm hoạt động củanão bộ, sự sản xuất hormone (melatonin), các hoạt động của tế bàovà nhiều hoạt động sinh học khác. Ô nhiễm ánh sáng có thể làm rốiloạn nhịp sinh học, gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, ung thư và cácbệnh về tim mạch.Melatonin:Melatonin là một loại hormone được sản xuất một cách tự nhiênthông qua môi trường bóng tối và bị kìm hãm bằng ánh sáng.Hormone này có chức năng chủ yếu là điều chỉnh chu kỳ hằngngày của các hoạt động mang tính hệ thống của con người. Vì vậy,bóng tối về đêm có tác dụng duy trì nhịp độ sản xuất melatonin ổnđịnh. Bất kỳ loại ánh sáng nào cũng có thể gây rối loạn quá trìnhsản xuất melantonin ở người, nhưng ánh sáng có màu lam và bướcsóng ngắn là có khả năng làm suy giảm melatonin nghiêm trọngnhất.Rối loạn giấc ngủ:Trong một thế giới hiện đại luôn được chiếu sáng thường trực nhưngày nay, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng làm gia tăngnguy cơ rối loạn nhịp độ sinh hoạt, ảnh hưởng đến khả năng đi ngủvà thức dậy đúng giờ của con người, đồng thời tác động lên cácquá trình chuyển hóa của cơ thể. Trong khi đó, một giấc ngủ đầyđủ có thể giúp cơ thể con người chống thừa cân, giảm stress, tái tạosức lao động và giảm nguy cơ đái tháo đường.Ô nhiễm ánh sáng và ung thư: Cộng đồng khoa học vẫn đangnghiên cứu về rối loạn nhịp sinh học và những hậu quả của sự suygiảm quá trình sản xuất melatonin gây ra do sự tiếp xúc ánh sángquá mức. Các nhà nghiên cứu tin rằng tiếp xúc ánh sáng vào banđêm làm hạn chế quá trình tổng hợp melatonin hoặc tăng quá trìnhsản sinh cortisol, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư vú, ung thư ruộtkết, trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt.Dù chưa xác định được chính xác lượng ánh sáng tiếp xúc về đêmbao nhiêu thì được xem là quá mức, nhưng các nhà khoa học cóthể đưa ra khẳng định về những căn bệnh liên quan đến ánh sángthường phổ biến ở những xã hội công nghiệp hóa. Một nghiên cứucủa Đại học Haifa, Israel, kết luận rằng phụ nữ sống ở những vùngđô thị nhiều ánh sáng nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh ung thư caohơn 73% so với những phụ nữ ở những nơi tận dụng chiếu sáng tựnhiên. Nghiên cứu này so sánh ung thư vú với ung thư phổi thìnhận thấy ô nhiễm ánh sáng gia tăng khả năng ung thư vú nhưngkhông làm tăng khả năng ung thư phổi. Hiện nay Tổ chức Y tế Thếgiới (WHO) đã liệt kê “hoạt động trong ngày liên quan đến rối loạnnhịp sinh học” là một nhân tố gây ung thư.Biện pháp giảm thiểu- Sử dụng đèn có lồng cách nhiệt và giảm công suất chiếu sángngoài trời. Bóng đèn có lồng cách nhiệt (thường là lồng kính) tốn ítcông suất và giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí và giảm thiểu dấuchân sinh thái.- Chỉ bật những bóng đèn thực sự cần thiết.- Sử dụng đèn với các chức năng như hẹn giờ, làm mờ đèn hoặcchức năng kiểm soát cường độ ánh sáng đối với những không giankhông cần chiếu sáng nhiều. Tắt các thiết bị chiếu sáng không cầnthiết.- Hạn chế ánh sáng trong phòng ngủ vào ban đêm. ...